Ngày xưa, thời Phật còn tại thế, tất cả chư tăng sống chung với nhau rất hoà hợp và an lạc. Có lẽ thành quả đó là do oai lực của Đức Phật và do sự giáo huấn chu đáo của Ngài. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bất đồng xảy và đó chính là lý do Phật chế giới. Nhờ giới đó mà tăng chúng sống với nhau tốt hơn.
Qua pháp lục hoà Phật dạy, người học Phật cảm thấy thật là chí lý và hay biết bao. Tuy nhiên, theo thời gian những pháp ấy ít được áp dụng nên có nhiều bất đồng xảy ra dẫn đến sự khổ đau cho nhau.
Bây giờ tôi không nói đâu xa mà chỉ nói cảm nhận của mình. Người thế tục, khi lớn lên thì tìm cho mình bạn đời để cùng chia sẻ trong cuộc sống. Đó là quy luật chung của xã hội. Họ cũng có được hạnh phúc nhưng nó mong manh và ngắn ngủi và đa phần không biết vun đắp cho nhau nên gây khổ đau cho nhau. Bởi tình thương này mang tính tham lam, ích kỷ, chỉ muốn cho mình và của mình. Đó là nguyên nhân của khổ đau.
Đối với những người xuất gia, tình thầy trò, tình pháp lữ là quan trọng nhất. Tình cảm này không mang tính tham ái chấp thủ mà thể hiện lòng từ bi, chia sẻ an lạc cho nhau. Thật hạnh phúc biết bao khi tăng đoàn sống như vậy. Ngày nay khó tìm thấy những cộng đồng như thế.
Với sự ảnh hưởng của xã hội, duờng như mọi người đang đi tìm cho mình một cái gì xa xôi để thoả mãn, những ham muốn dục vọng mà quên đi những người bạn đang ở bên cạnh mình. Tôi tự hỏi tại sao chúng ta có thể làm bạn với một người xa lạ mà lại xa lạ đối với những người bạn thân của mình. Vì lý do nào khiến chúng ta lại như vậy? Những người khác đáp ứng nhu cầu của ta hay những người đó lịch sự vui vẻ….còn những người ở gần ta thì qúa tệ chăng?
Có lẽ mỗi chúng ta hãy nhìn sâu hơn về chính bản thân mình và mọi người xung quanh để cùng nhau khắp phục cái xấu, phát huy cái tốt để từ đó tình thầy trò bạn bè có ý nghĩa hơn và khi xa nhau lòng không khỏi bùi ngùi hối tiếc.
Đã biết bao người than thân trách phận, bày tỏ niềm hối tiếc khi đã xa nhau hay mãi mãi không còn gặp nhau nữa. Hãy thực hiện trước khi quá trễ. Mong thay!!!
No comments:
Post a Comment