Ông
Đồ Nam Tử cho rằng đạo Phật nên được dấn thân và hoà hợp vào quần
chúng. Vào năm 1930, bác sỹ Tâm Minh - Lê Đình Thám là một trong những
cư sĩ tiên phong và có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo
vào những thập niên đầu thế kỷ XX, người sáng lập nên Đoàn Thanh niên
Phật học Đức dục - Gia đình Phật hóa phổ (1940), tiền thân của Gia đình
Phật tử (1951) đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị
Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm - Huế. Có thể nói đây là lễ
cưới đầu tiên trước cửa Phật được chư Tăng chứng minh. Hưởng ứng theo
lời kêu gọi của ông Đồ Nam Tử, vào năm 1971 Hoà thượng Thích Thiện Hoa
đã dùng hai chữ Hằng thuận để chỉ việc kết hôn trước cửa Phật.
Hằng là luôn luôn, thuận là hòa thuận. Muốn luôn luôn
hòa thuận với nhau, thì cả hai đều phải biết tương kính nhường nhịn
nhau. Đó cũng là ý nghĩa của chiếc nhẫn mà tổ tiên ta đã bày ra cho mọi
người noi theo. Người Phật tử muốn tìm lại cái không khí mái ấm gia đình
của quê hương thân thiết ngày nào trong tình tự hài hòa của một dân
tộc, thì không đâu hơn bằng mái ấm đầy tình người của một ngôi
chùa.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Do đó, mà sự tổ chức một lễ cưới tại chùa cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống tâm linh của chú rể và cô dâu sau này.
Buổi lễ diễn ra trước sự chứng kiến của hai họ và
trước Tam Bảo chứng minh, nhứt là lại được nghe những điều giảng dạy về
đạo đức làm người trong đời sống hôn nhân theo tinh thần Phật dạy trong
kinh Thiện Sanh của chư Tăng Ni. Từ đây, sẽ gây một ấn tượng sâu đậm
thêm trong việc đối xử của đôi nam nữ sau nầy, nhứt là, ý nghĩa rất sâu
xa của chiếc nhẫn.
Khi chú rể và cô dâu trao nhẫn cưới cho nhau, điều đó
nói lên, biểu trưng cho việc cư xử trong tinh thần nhường nhịn yêu
thương tương kính lẫn nhau của hai người.Cuộc sống lứa đôi nếu thiếu đi
yếu tính này, thì khó có thể xây dựng được hạnh phúc lâu bền. Do đó, khi
hai bên trao nhẫn cho nhau, dưới sự chứng minh của Tam Bảo và hai họ,
thì đây quả là một điều mang ý nghĩa thật hết sức quan trọng. Vì thế mới
gọi đây là lễ hằng thuận.
Việc tổ chức một nghi thức đơn giản cho lễ cưới của
người Phật tử trong chùa, mặc dù, đây không phải là một truyền thống của
Phật giáo, nhưng nó cũng nói lên một ý nghĩa đặc thù trong chiều hướng
xây dựng hạnh phúc gia đình trong tinh thần yêu thương qua nếp sống cư
xử hòa kính của người Phật tử. Những lời phát nguyện trước Tam Bảo của
cô dâu và chú rễ, có một tác động rất mạnh mẽ cho đời sống tâm linh về
sau. Vì thế, mà việc tổ chức lễ cưới trong chùa, nó cũng mang lại nhiều ý
nghĩa tốt đẹp và rất là hữu ích vậy.
Hằng thuận là một nét đẹp trong đời sống lứa đôi.
Trước Tam bảo, đôi bạn phát nguyện sống chung hạnh phúc theo 5 nguyên
tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo, một mặt, tạo nền tảng tâm linh hướng
thượng cho đời sống gia đình, mặt khác, "lời hứa" trước Tam bảo sẽ có
sức mạnh nâng đỡ cho đôi bạn vượt qua những trắc trở trong đời sống sau
hôn nhân.
Đứng trên bình diện nào đó, việc làm này cần nên
khuyến khích và các chùa cũng nên tạo điều kiện cho Phật tử đến chùa làm
lễ hằng thuận. Tôn giáo hợp thức hóa đời sống lứa đôi, tôn giáo giúp
cân bằng đời sống tâm linh và vật chất, tạo nên một đời sống hướng
thượng. Trong khi gia đình là một tế bào của xã hội - Một tế bào tốt sẽ
là điều kiện tốt để cấu tạo nên một cơ thể lành mạnh.
Tuy nhiên, hằng thuận chỉ thật sự có ý
nghĩa khi đôi bạn trẻ cùng muốn hướng đến một đời sống hôn nhân tốt đẹp.
Cùng với tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và mục đích sống, đôi bạn
trẻ cùng nhau xây đắp ngôi nhà hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo
cho hạnh phúc được bền lâu.
Xuất phát từ mục đích tốt đẹp đó, lễ hằng
thuận là một cầu nối giữa đạo và đời, giữa hạnh nguyện giải thoát và ước
nguyện xây dựng một xã hội tốt đẹp của chư Tăng và hàng Phật tử tại
gia.
Giác Hoa (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment