Khi đời sống con người được cải thiện, bên cạnh những nhu cầu căn bản người ta bắt đầu tổ chức các hình thức sinh hoạt mang tính lễ nghĩa nhằm nâng cao giá trị cuộc sống về mặt hưởng thụ cũng như giải trí hay tâm linh. Tổ chức sinh nhật là một trong những sinh hoạt được phổ biến trong xã hội Việt Nam những năm gần đây nhất là những nơi đô thị lớn. Nguồn gốc của nó xuất phát từ đâu, khi nào có lẽ là một vấn đề khó ai biết rõ. Còn về ý nghĩa, việc tổ chức ấy đem lại lợi ích gì và nên tổ chức như thế nào để có giá trị thiết thực là điều thiết nghĩ chúng ta cũng nên quan tâm. Bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ vài suy nghĩ của mình về sinh hoạt này với mong muốn rằng nó sẽ góp phần cho việc tổ chức có ý nghĩa hơn.
Theo một số tác giả nghiên cứu về nguồn gốc của ngày sinh nhật thì nó bắt nguồn từ nước Ba Tư và sau đó được các binh sĩ truyền đi các nơi khác trong thời hoàng đế La-mã. Người Hy lạp và người La-mã tin rằng mỗi người có một vị thần bảo hộ cho mình nên tổ chức lễ sinh nhật là để tỏ lòng tôn kính vị thần ấy.[1] Dần dần phong tục ấy lan truyền ra nhiều nước trên thế giới và trở thành sinh hoạt không thể thiếu đối với các nước phương tây nơi xem trọng ngày sinh. Còn phương đông như Việt Nam, do ảnh hưởng trong thời hội nhập nên dần dần sinh nhật cũng trở thành sinh hoạt quen thuộc nhất là nơi đô thị lớn có điều kiện sống khá giả.
Thông thường khi tổ chức sinh nhật người ta thường nghĩ rằng là để kỷ niệm sự có mặt của một con người mới và để mừng người ấy thêm một tuổi. Do đó, người thân hay bạn bè chuẩn bị các loại quà tặng hay tiệc tùng để đón mừng. Nhân dịp đó, người được tổ chức sẽ được những người thân và bạn bè chia sẻ bằng những lời chúc tốt đẹp và cùng chung vui vẻ tiệc tùng. Tổ chức sinh nhật như thế thường gặp ở những người trẻ hay bạn bè với nhau.
Đối với những người làm ăn lớn, bên cạnh mục đích tiệc mừng thì đó cũng là dịp để họ thể hiện mối quan hệ trong công việc kinh doanh làm ăn. Hình thức tổ chức vì thế sẽ quy mô hơn và long trọng hơn với lượng khách mời khá đông đảo. Như vậy, tổ chức sinh nhật trở thành dịp để vui chơi và tạo thêm mối quan hệ trong kinh doanh. Giá trị có được sẽ làm thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và tạo thêm mối quan hệ tốt trong làm ăn nhưng nếu dừng lại ở đó thì giá trị ấy chưa thật trọn vẹn.
Làm sao để có một sinh nhật có ý nghĩa và giá trị cần có? Trước hết, hãy nói về lễ sinh nhật của người lớn, tức đồng nghĩa với lễ mừng thọ. Lễ này mang truyền thống và ý nghĩa của đạo hiếu nên là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà cha mẹ. Sự thể hiện hiếu thảo thông qua nhiều hình thức như dâng những đoá hoa, món quà lên người được chúc mừng. Tuy nhiên, món quà có giá trị và ý nghĩa nhất vẫn là bằng chính cuộc sống hiếu thảo hằng ngày của những người con, cháu đối với người lớn trong gia đình. Nhân đây, các con, cháu cũng được dịp nghe những lời tâm huyết của ông bà về giá trị đạo đức, hiếu kính để làm bài học cho cuộc sống hiện tại và sau này. Như vậy, lễ sinh nhật sẽ là dịp để ôn lại những giá trị đạo đức về lòng hiếu thảo để mọi người cùng nhau sống tốt hơn và thể hiện vai trò, chức năng trong gia đình. Truyền thống tốt đẹp ấy, do đó, vẫn được giữ gìn mặc dù không được phổ biến lắm.
Thứ đến là tổ chức sinh nhật cho con cháu hay cho bản thân những người trẻ. Hầu như, sinh nhật chỉ là dịp để vui chơi, tiệc tùng, hưởng thụ giá trị vật chất chứ ít khi được đề cập đến giá trị đạo đức như lễ mừng thọ. Vì chú trọng hưởng thụ vật chất hay thoả mãn mục đích kinh tế nên giá trị đạo đức vốn dĩ cần thiết lại bị lãng quên. Sinh nhật như đã nói là kỷ niệm ngày ra đời của một con người. Sự ra đời ấy là kết quả của cả một quá trình khổ nhọc của cha và mẹ. Do đó, sẽ là một thiếu sót khi chúng ta chỉ biết vui vẻ về sự có mặt của một con người mà quên đi vai trò giáo dục cho con người ấy về giá trị đạo đức. Đó là giá trị về công ơn sanh thành dưỡng dục và lo lắng của cha mẹ; là sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ của những người thân và bạn bè; là sự quan tâm của xã hội v.v... Để từ đó, họ ý thức được giá trị cuộc sống và sẽ sống tốt hơn, học tập và làm việc chăm chỉ hơn. Sinh nhật như thế sẽ không chỉ là dịp để nhận quà cáp mà là cơ hội để thể hiện tình cảm giữa người thân và bạn bè; để học hỏi lẫn nhau và quan trọng hơn là ý thức được giá trị của việc tổ chức ấy.
Ở Thái Lan, người Thái xem ngày sinh nhật như là cơ hội để làm phước. Họ tổ chức sinh nhật để bà con bạn bè cùng dự và cùng làm phước. Trong ngày ấy, họ cúng dường phẩm vật cho các vị tôn đức và bố thí thức ăn cho những người nghèo để hồi hướng phước báo cho cha mẹ. Dù cha mẹ qua đời hay còn hiện tiền, dù hình thức tổ chức lớn hay nhỏ thì ý nghĩa của sự biết ơn không thể thiếu trong ngày ấy. Ngày sinh nhật với họ như là ngày tri ân và báo ân vậy.
Để cho ngày sinh nhật được đầy đủ ý nghĩa và vẫn giữ được niềm vui, thiết tưởng chúng ta nên quan tâm cả hai mặt như đã nói. Đối với người không theo đạo Phật thì có thể tổ chức hình thức theo sở thích nhưng làm sao thông qua sinh hoạt ấy, chúng ta phải nói lên được sự giáo dục về giá trị đạo đức hiếu kính và tôn trọng tình bạn bè cho các thế hệ. Đối với Phật tử, để cho ngày sinh nhật có ý nghĩa thì chúng ta nên tổ chức sao cho phù hợp với văn hoá Phật giáo nghĩa là xem ngày ấy như là cơ hội để cùng nhau tu tập và chia sẻ. Những người thân, bạn bè đến dự nên cùng nhau tụng kinh cầu nguyện cho người được tổ chức và chính bản thân để đem phước báo ấy hồi hướng cho cha mẹ nhằm báo đáp công ơn và làm lợi ích cho mọi người. Như thế thì sinh nhật vừa vui vẻ, có ý nghĩa giáo dục và vừa là nhân lành cho mọi người tham dự. Mong rằng sinh nhật như thế sẽ được phổ biến ở Việt
No comments:
Post a Comment