Thursday, September 13, 2012

Đời Ôn – Đời bậc chân tu


Một bậc chân tu, bậc tài đức vẹn toàn, bậc có ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 vừa ra đi trong niềm tôn kính của tứ chúng Phật tử Việt Nam. Cuộc đời Ôn sẽ không thể nào dùng lời để diễn tả cho hết ý nghĩa bởi nó vượt qua ngôn ngữ trần gian hạn hẹp. Ý thức như vậy, người học trò vô danh chỉ xin kính cẩn ghi lại những dòng cảm niệm về cuộc đời của Ôn – đời của một bậc chân tu. Ở đây, con xin được dùng từ ‘Ôn’ mộc mạc và thân thương để gọi cho Người.
Bạch Ôn! Năm xưa đức Thế Tôn từ bỏ ngai vàng để tìm đường giải thoát và sau khi giác ngộ Thế Tôn đã dấn thân không mệt mỏi để độ sanh cho đến hơi thở cuối cùng. Mặc dù Phật tạo dựng nên một sự nghiệp đồ sộ có thể nói bậc nhất trên hành tinh này nhưng khi ra đi thì rất an nhiên tự tại và sắp xếp một thứ rất chu toàn. Khoảng 26 thế kỷ sau, một ngôi sao sáng của nền Phật giáo Việt Nam xuất hiện và cuộc đời của Ôn đã theo đúng con đường Thế Tôn đã dạy.
Đời Ôn là cuộc đời của học tập – hành trì – dấn thân phụng sự. Trong khi ngoài xã hội bao nhiêu người còn chạy đua theo danh lợi vật chất thì Ôn dành cả quãng thời gian dài cho nghiên cứu, giáo dục, dịch thuật và Phật sự được giao. Thầm lặng làm việc không mệt mỏi suốt nhiều năm ròng, Ôn đã cống hiến cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam một kho tàng kinh điển tiếng Việt chưa từng có trước đó và nhiều tác phẩm giá trị khác. Ôn cũng đã tào tạo nhiều lớp học trò mà trong số họ có rất nhiều vị thành danh và có đóng góp nhiều cho xã hội. Dẫu vậy, Ôn nào có ý kể công hay mong đền đáp.
Có lẽ không ngoa khi nói rằng Ôn là một trong số rất ít ngôi sao sáng có đóng góp nhiều cho nền giáo dục Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện đại. Ngày nay, sự thành danh của người xuất gia thường được đánh giá thiên kiến qua việc sở hữu chùa to Phật lớn, chức vụ quan trọng. Có rất nhiều người đạt được điều đó nhưng số người vượt qua nó là rất hiếm. Ôn là một trong số rất ít người có tất cả nhưng vượt qua tất cả. Chùa to, chức cao, đệ tử nhiều nhưng nó đâu làm Ôn vướng bận. Sự tu tập và phụng sự chúng sanh suốt cuộc đời của Ôn là minh chứng thuyết phục cho nhận định ấy.
Từ tấm gương sáng của đời Ôn, con suy ngẫm và rút ra nhiều bài học bổ ích. Con thầm ước gì người xuất gia ngày nay cũng chân tu như Ôn thì Phật giáo Việt Nam sẽ được diễm phúc dường nào! Sự thị phi, tranh giành trong chốn thiền môn sẽ nhường lại cho tình thương pháp lữ trên căn bản lục hòa. Nụ cười hạnh phúc sẽ hiện khắp chốn già lam như nụ cười từng hiển hiện trên gương mặt của Ôn ngày nào. Đời Ôn đến đi tự tại. Đến là mang lại niềm vui, đi là để lại niềm kính nhớ!

Vương đạo và bá đạo

Vương đạo:
Vương đạo là con đường chơn chánh của bậc Thánh Vương thời cổ, dùng đức và nghĩa mà hóa dân trị nước.
Vương đạo chỉ chuộng Nhơn nghĩa, không dùng quyền uy võ lực hay mưu mô xảo trá mà bức hiếp người để đạt mục đích.
"Đem cả nước mà hô hào làm việc lễ nghĩa và không làm gì hại đến lễ nghĩa. Làm một điều bất nghĩa, giết một người không có tội, mà được cả thiên hạ thì kẻ nhân giả không làm. Cứ giữ vững lòng mình mà giữ nước. Được như thế thì thật là vững chắc lắm vậy.
Những người cùng với mình làm việc ấy đều là nghĩa sĩ. Những hình pháp đem bày ra cho quốc gia đều là pháp nghĩa. Những điều mà nhân chủ đã thật tin và đem quần thần qui hướng cả về đó đều là cái ý chú vào việc nghĩa.
Như thế, kẻ dưới lấy nghĩa mà trông cậy người trên, ấy là cơ bản định vậy. Cơ bản đã định thì nước định, nước định thì thiên hạ định….
Không bởi cớ gì khác, chỉ bởi cái cớ cố làm cho nên việc nghĩa. Ấy là việc nghĩa lập mà làm Vương vậy.
Người muốn làm Vương cả thiên hạ thì phải: Phát cái chánh trị ra, thi hành những điều nhân, khiến kẻ ra làm quan ở trong thiên hạ ai cũng muốn đứng ở triều nhà vua, kẻ cày ruộng ai cũng muốn cày ở đất của nhà vua, kẻ buôn bán ai cũng muốn đến ở trong chợ của nhà vua, người đi đường ai cũng muốn đi đường của nhà vua. Được như thế, ai chống lại mình được nữa."


Bá đạo:
"Đức tuy chưa đến cùng cực, nghĩa tuy chưa nên hẳn, song cái lý của thiên hạ cũng được có tiết tấu. Hình pháp thưởng phạt làm tin cho thiên hạ, kẻ bề tôi ở dưới đều hiểu rõ mà biết những điều yếu ước. Cái chính lệnh đã bày ra thì dẫu thấy rõ điều lợi của mình hỏng, nhưng cũng không lừa dối dân, đã kết ước với nước nào thì dẫu thấy rõ điều lợi của mình hỏng, nhưng cũng không lừa dối người.
Như thế thì binh mạnh, thành bền, nước địch sợ mình, cả nước một nền, dân với nước đều tin. Tuy ở nơi hẻo lánh, cũng có uy với thiên hạ. Song không phải là hết lòng sửa cái gốc ở sự chính và sự giáo, không phải là lấy văn lý làm căn bản, không phải là làm cho lòng người ta phục.
Làm điều gì thì xu hướng về phương lược, xét việc gì thì dùng thuật dĩ dật đãi lao, nghiêm cẩn sự súc tích, sửa sang việc chiến bị, trên dưới một lòng tin nhau, thiên hạ không ai dám đương đầu với mình. Ấy thế gọi là Tín lập mà làm Bá vậy."
Con đường Bá đạo thì chuộng quyền lực uy vũ, mưu kế tài tình để đạt mục đích làm Bá chủ thiên hạ, thống trị và áp bức chư Hầu.
Vương đạo thì bền vững lâu dài, Bá đạo chỉ tồn tại khi quyền lực còn. Vương nghiệp thì thống nhứt cả nước, Bá nghiệp thì làm lãnh tụ chư Hầu.
Trong truyện Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang thi hành Vương đạo, còn Hạng Võ thi hành Bá đạo. Do đó, Lưu Bang đoạt được thiên hạ, thống nhứt nước Tàu; Hạng Võ thì chỉ làm Sở Bá Vương một thời gian rồi phải chịu thảm bại tiêu diệt.
Nhà Nho nào cũng muốn thực hành Vương đạo, nhưng nếu không thực hành nổi Vương đạo thì vạn bất đắc dĩ mới phải dùng Bá đạo. Sử chép, Vệ Ưởng đến yết kiến Hiếu Công, thuyết về Vương đạo. Hiếu Công không nghe, nên Vệ Ưởng phải thuyết về Bá đạo. Thế là Hiếu Công chịu nghe. Khi về nhà, Vệ Ưởng phàn nàn rằng: đức của nhà vua khó mà sánh với đời Ân, đời Chu được.
Những bậc Thánh nhân như Đức Khổng Tử, Mạnh Tử, suốt đời đi chu du liệt quốc, khát khao tìm một ông vua biết thi hành cái đạo của mình, mà hễ gặp vua nào không có cái chí theo Vương đạo thì liền bỏ đi, chớ không chịu nói về Bá đạo.
(Sưu tầm)

Sunday, September 9, 2012

14 Điều Hay ở đời


1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là vọng tưởng (chính mình).
2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là chấp ngã (dối trá)
3. Thất bại lớn nhất của đời người là người tđại
4. Bi ai ln nhất của đời người là ganh t
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất chính mình   
6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là phạm ngũ nghịch tội (bất hiếu)
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tu
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14. Hạnh phúc (an ủi) lớn nhất của đời người là bố thí     
Bản văn này tìm thấy ở chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. HT Kim Cương Tử sưu tầm và phổ biến ở Việt Nam.
Sưu tầm và điều chỉnh

DẠI KHÔN



Làm người có dại mới nên khôn
Chớ dại ngu si , chớ quá khôn
Khôn được ích mình , đừng rẽ dại
Dại thì giữ phận , chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
Chớ cậy rằng khôn , khinh kẻ dại
Gặp thời , dại cũng hóa nên khôn .
Nguyễn Bỉnh Khiêm
DẠI KHÔN
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại , biết ai khôn  ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Này kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn  .
Trần Tế Xương (Tú Xương)