Monday, September 30, 2013

ABRAHAM: THÁNH TỔ PHỤ CỦA CÁC ĐẠO CHÚA

Đây là bài bình luận của tác giả Trần Chung Ngọc. Có lẽ nó không làm hài lòng những người có đức tin vị tổ phụ này. Vậy nếu quý vị có kiến giải khác hay cách giải thích, giải mã nào khác, hãy nên phản biện để bảo vệ đức tin cao thượng của mình. Rất mong!

Trang nhà giaodiemonline vừa cho đăng bài Abraham: Ông Tổ Của Các Đạo Chúa. Bài này của Charlie Nguyễn, alias Bùi Văn Chấn, đăng trong tờ Đông Dương Thời Báo, số 70, tháng 8, 1998, và sau đó có trên Home Page của Charlie Nguyễn. Với bài này, Charlie Nguyễn đã cho độc giả một bài viết giá trị về lịch sử Thánh Abraham, Tổ Phụ của các đạo Chúa. Trong bài của Charlie Nguyễn, chúng ta cũng biết thêm về lịch sử Do Thái, vùng Lưỡng Hà v..v.., nhưng còn chính nhân vật Abraham thì sao? Ông Nguyễn không nói đến nhiều, mục đích nghiên cứu của ông là đưa đến kết luận: xuất xứ của những tôn giáo như Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo là từ cùng một đạo: đạo thờ bò. Để tìm hiểu thêm về Abraham và để bổ túc cho bài của ông Charlie Nguyễn, tôi xin viết chút ít về Thánh Abraham, hoàn toàn dựa trên Thánh Kinh, bản The New King James Version.
Tôi vốn rất thích đọc Thánh Kinh, vì trong đó có nhiều thứ chuyện có thể đáp ứng được sở thích của mọi người. Bạn thích chuyện dâm ô? Có trong đó. Bạn thích chuyện tàn bạo giết người tập thể, kể cả nam phụ lão ấu? Có trong đó. Bạn thích những chuyện hoang đường? Có trong đó. Bạn thích những chuyện mâu thuẫn? Có trong đó. Bạn thích những chuyện thuộc về trí tuệ của thời bán khai? Có trong đó, v..v... và v..v..
Riêng tôi, tôi đọc Thánh Kinh để tu Thiền, định tâm, vì người nào có đầu óc, khi đọc Thánh Kinh mà không nổi giận và quẳng nó đi vì những chuyện dâm ô, tàn bạo, hoang đường v...v... trong đó thì có thể nói là trình độ định tâm đã đến mức khá. Tôi còn khá hơn vì đã đọc Thánh Kinh rất kỹ với một đầu óc mà Giáo hội Ca Tô ghét nhất, óc phân tích phán đoán theo tinh thần khoa học của một Phật tử, một người, theo Kinh đức Phật nói cho dân Kalama, không tin vào bất cứ một điều nào dù những điều đó phán bởi chính đức Phật, Chúa, Thánh Nhân hay Kinh điển, nếu những điều đó mình không được chứng nghiệm vào chính bản thân. Bài viết này kể lại vài chuyện vui và rất hấp dẫn về Thánh Abraham trong Thánh Kinh. Vì là chuyện vui nên lời văn có đôi phần phóng túng, tôi xin tạ lỗi trước cùng quý độc giả nào khó tính cho rằng chuyện các Thánh trong Thánh Kinh tất nhiên phải là chuyện đứng đắn, không phải là chuyện đùa.
Trong Thánh Kinh, thông tin đầu tiên chúng ta biết về Thánh Abraham là ở chương Sáng Thế Kỷ, câu 11: 27,29 (Gen. 11:27,29):
"Đây là dòng dõi Tê-Ra: Tê-Ra sinh ra Áp-ram, Na-ho, và Ha-ran. Ha-ran sinh ra Lot.... Rồi Áp-ram và Na-ho lấy vợ. Vợ Áp-ram tên là Sa-ra (Sarah) (hay Sa-rai: Sarai)..."
( This is the genealogy of Terah: Terah begot Abram (hay Abraham), Nahor, and Haran. Haran begot Lot... Then Abraham and Nahor took wives: the name of Abraham's wife was Sarah...)
Đến đây, chúng ta không biết Sarah là ai, cho tới 9 chương sau, Gen. 20:12, Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết:
"Thật ra, nàng chính là em gái tôi. Nàng là con cùng cha khác mẹ với tôi, và tôi đã lấy nàng làm vợ."
(But indeed she is truly my sister. She is the daughter of my father, but not the daughter of my mother, and she became my wife.)
Thánh Abraham lấy vợ, đó là một chuyện vui mừng. Mà lại lấy em làm vợ, đó là một chuyện vui mừng thứ hai, theo tiêu chuẩn đạo đức của Thánh Kinh, vì trong đó chúng ta được Thượng đế dạy rằng, Thánh Abraham là một con người ngay thẳng, đạo đức (righteous), là một mẫu mực theo luật Chúa mà chúng ta phải noi gương (Gen. 26:5 : Abraham obeyed My voice and kept My charge, My commandments, My statutes, and My laws: Abraham đã tuân theo lời Ta, đã vâng giữ những điều răn, luật lệ của Ta) . Có lẽ vì vậy chăng mà ngày nay chúng ta có từ "song hỷ". Thời Thánh Abraham, đó có thể là song hỷ. Thời nay, chúng ta gọi đó là "loạn luân".

Thế rối, Thánh Kinh kể rằng, Gen. 12: 1-3:
"Nay, Thiên Chúa bảo Abraham: Hãy bỏ quê cha đất tổ, lìa bỏ họ hàng thân thuộc, đi đến xứ ta chỉ định. Ta sẽ làm cho con trở thánh tổ phụ của một dân tộc lớn. Ta sẽ ban phúc cho ngươi, làm rạng danh ngươi, và ngươi sẽ là cái phúc của mọi người. Ta sẽ ban phúc cho kẻ nào chúc phúc ngươi, và Ta sẽ nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa ngươi"
(Now the Lord had said to Abraham: "Get out of your country, From your kindred and from your father's house, to a land that I will show you. I will make you a great nation, I will bless you, and make your name great; and you shall be a blessing. I will bless those who bless you, and I will curse those who curse you...)
và Abraham tuân theo lời Thiên Chúa, cùng Sarah và Lot, mang theo hết của cải, gia súc, người làm v...v... bỏ xứ đi tới vùng Canaan.
Chỉ có điều, nếu chúng ta đọc kỹ Thánh Kinh, thì Thiên Chúa toàn trí toàn năng khi đó đã hơi lẫn cẫn, quên khuấy đi mất rằng, trước đó nhiều năm, Abraham đã được ông bố Terah mang cả gia đình con cái đi tới vùng Canaan rồi (Gen. 11: 31: "Và Terah mang con, Abraham, cùng cháu Lot, con của Haran, và nàng dâu Sarah ( con gái hay nàng dâu?? TCN), vợ của Abraham, rời xứ U-rơ của dân Can-đê đi tới vùng Canaan " (And Terah took his son Abraham and his grandson Lot, the son of Haran, and his daughter-in-law Sarah, his son Abraham's wife, and they went out with them from Ur of the Chaldeans to go to the land of Canaan.) Hơn nữa, ở đây Thiên Chúa có vẻ lèm bèm đanh đá: "đứa nào khen con ta, ta sẽ cưng nó; còn đứa nào chê con ta, ta sẽ nguyền rủa, chửi nó nát nước.", y như là một “bà lão Công Giáo nhà quê” của Linh mục Thiện Cẩm vén váy bên con ở Bùi Chu, Phát Diệm [Theo Linh mục Thiện Cẩm thì đối với một bà lão Công Giáo nhà quê, Chúa đã sáng tạo ra thế giới, vậy thì làm gì chẳng được, vậy chẳng có chuyện gì phải thắc mắc].
Nhưng vấn đề ở đây không phải là chuyện Chúa Cha ra lệnh cho Abraham rời bỏ xứ sở khi Abraham đã rời bỏ xứ sở từ lâu rồi. Vấn đề ở đây là có độc giả nào cho rằng Do Thái là một dân tộc lớn không? Về dân số, đất đai và quyền lực, so với nước của anh Ba Tàu, của anh Cà Ri Cay, và nhiều nước khác trên thế giới, Do Thái có thể nói là không đáng kể. Vậy thì lời tiên tri của Chúa Cha trở thành lời hứa hão. Có người cãi rằng, Abraham là Thánh Tổ Phụ của các dân Chúa. Dân Chúa họp lại chẳng thành một dân tộc lớn là gì? Thứ nhất, họ không biết thế nào là định nghĩa của một dân tộc. Định nghĩa của dân tộc tuyệt đối không phải là một tập hợp những người có tiếng nói khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, và chỉ biết gật trước mọi điều Tòa Thánh ra lệnh, hay "Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm" (Nguyễn Văn Trung). Thứ nhì, họ quên rằng Chúa Cha trong Thánh Kinh không biết đến cả một nửa thế giới, vì không biết là quả đất tròn, và Cựu Ước chỉ là lịch sử Do Thái. Nation là một quốc gia, một dân tộc, chứ không phải là Vương quốc (Kingdom) của Chúa. Cãi như vậy chúng ta gọi là "cãi chầy cãi cối", hay là "cãi lấy được."
Thế rồi, Thánh Kinh kể rằng: Khi Abraham tới gần đất Ai Cập, Thánh bảo vợ như sau, (Gen. 12: 11-13 ):
"Cưng à! Qua biết cưng rất đẹp. Nếu người Ai Cập nhìn thấy cưng, và biết cưng là vợ qua, có thể họ sẽ giết qua để cướp cưng. Vậy cưng hãy làm ơn làm phúc nói với họ cưng là em gái của qua nhé. Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để qua sống."
(Indeed I know that you are a woman of beautiful countenance. Therefore it will happen, when the Egyptians see you, that they will say, "This is his wife"; and they will kill me, but they will let you live. Please say you are my sister, that it may be well with me for your sake, and that I may live because of you.)

Thánh Abraham quả thật đúng là Thánh Abraham. Là Thánh Tổ Phụ nên Ngài khôn hơn các con chiên chỉ biết nhắm mắt nhắm mũi nghe lời Giáo hội, tuyệt đối tin vào Chúa Cha. Ngài đã được Chúa Cha hứa làm cho Ngài rạng danh và là Tổ Phụ của một dân tộc lớn, nhưng Ngài chẳng mấy tin lời hứa của Chúa Cha nên chưa tới Ai Cập Ngài đã lo phòng thân, bảo vợ nói dối là em, sợ người ta giết Ngài để cướp vợ thì hết rạng danh và hết làm Thánh Tổ Phụ.
Có người cãi rằng: Sarah chẳng là em của Abraham là gì, vậy đâu có phải là nói dối. Cãi như vậy là cãi ẩu, mù tịt về Thánh Kinh. Đây là chuyện trong chương 12, tới đây chưa ai biết Sarah là em Abraham. Như trên đã viết, mãi tới chương 20 Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết Sarah là em cùng cha khác mẹ. Một mặt khác, vấn đề ở đây không phải là Sarah là em hay là vợ, hay cả hai, mà là Thánh Abraham sợ chết, ham sống, ham của cải, và sẵn sàng hiến dâng vợ, hay em, hay cả hai, cho dân Ai Cập. Thật vậy, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Gen. 12: 14-16:
"Và đúng như vậy, khi Abraham vào Ai Cập, dân Ai Cập nhìn thấy Sarah rất đẹp. Các ông Hoàng của Vua Pharaoh cũng thấy nàng và tiến cử nàng với Pharaoh. Và nàng được đưa vào cung Vua. Nhờ nàng mà Pharaoh hậu đãi Abraham, cung cấp cho ông chiên, bò, lừa, gia nhân và lạc đà."
(So it was, when Abraham came into Egypt, that the Egyptians saw the woman, that she was very beautiful. The princes of Pharaoh also saw her and commended her to Pharaoh. And the woman was taken to Pharaoh's house. He treated Abraham well for her sake. He had sheep, oxen, male donkeys, male and female servants, female donkeys, and camels.)
Phân tích Thánh Kinh là một nghệ thuật và là chuyện rất thú vị. Độc giả đọc đoạn trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên thấy sao? Tư cách của ông Thánh Tổ Phụ Abraham phải chăng là tư cách của một người "ngay thẳng, đạo đức"? Và Pharaoh đưa Sarah vào cung để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì, và tôi cũng biết. Chắc chắn không phải để mời nàng nhâm nhi ly Coca Cola để giải khát hay để đàm luận văn thơ.. Có thể là đánh cờ người "à la Hồ Xuân Hương" . Nếu chúng ta biết chút chút về phong tục, khí hậu Ai Cập thì lại có vài vấn đề khó hiểu. Ai Cập là xứ nóng, rất nóng, và các phụ nữ luôn luôn mang một tấm mạng che mặt. Vậy làm sao mà dân Ai Cập lại nhìn thấy bộ mặt đẹp của Sarah nếu nàng không muốn cho ai nhìn thấy. Abraham biết vậy và Sarah cũng biết vậy. Phải chăng Abraham, với sự đồng ý của Sarah, cố ý trình diễn bộ mặt đẹp của Sarah cho mọi người thấy? Nhưng để làm gì? Thánh Abraham đã nói rõ: "Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để cho qua sống" và Thánh Kinh đã chẳng nói rõ hơn: "để đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà và cả gia nhân nữa" hay sao? Một nàng Sarah đổi lấy từng ấy thứ, kể ra là quá lời rồi. Frederick Heese Eaton viết, (Scandalous Saints, p.12):
"Kế hoạch của Abraham để giữ Pharaoh bận bịu trên giường với Sarah trong khi gia súc của Abraham gặm cỏ trên những cánh đồng cỏ của Pharaoh đã được đền đáp rộng rãi. Như Thánh Kinh của Moses đã chỉ rõ, làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền. Ngay cả làm nghề ma cô."
(Abraham's scheme of keeping Pharaoh busy in bed with Sarah while his cattle grazed off all of Pharaoh's pasture paid off bountifully. Anything to make a shekel, as Moses' Bible indicates. Even pimping.)

[Vài lời ngoài lề: Giáo hội Công Giáo đã theo đúng sách lược của Abraham: làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền, vì vậy tài sản của Vatican đã lên đến cả ngàn tỷ đô-la].
Nhưng chưa hết, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Gen.: 17-19:
"Nhưng vì Sarah, vợ của Abraham, mà Chúa Cha giáng nhiều tai họa lớn cho Pharaoh và hoàng cung của vua. Vua gọi Abraham vào trách: "Ngươi coi ngươi đã gây hại cho ta. Tại sao ngươi không nói nàng là vợ của ngươi. Sao ngươi lại nói "Nàng là em tôi" để ta lấy nàng làm vợ.. Đây này, vợ ngươi đây, ngươi hãy mang nàng đi. Và vua ra lệnh đuổi Abraham cùng vợ, gia nhân, mang tài sản ra khỏi Ai Cập."
(But the Lord plagued Pharaoh and his house with great plagues because of Sarah, Abraham's wife. And Pharaoh called Abraham and said: "What is it you have done to me? Why did you not tell me she was your wife? Why did you say, "She is my sister?" I might have taken her as my wife. Now therefore, here is your wife, take her and go your way" So Pharaoh commanded his men concerning him; and they sent him away, with his wife and all that he had.)

Thánh Kinh không nói rõ họa mà Chúa Cha giáng xuống Pharaoh và hoàng cung là họa gì, và tại sao Pharaoh lại biết những họa đó là tác phẩm của Chúa Cha? Và phải chăng trước khi giáng họa, Chúa Cha đã cho Pharaoh biết Sarah chính là vợ Abraham chứ không phải là em. Nhưng đọc Thánh Kinh thì đừng có thắc mắc, thắc mắc những lời mạc khải của Chúa là có tội với Chúa. Nhưng các học giả ngày nay không sợ tội với Chúa, mà chỉ sợ sự thật, y như các tín đồ Ki Tô Giáo, cho nên đã để tâm nghiên cứu để giải đáp những thắc mắc khi đọc Thánh Kinh. Và, các học giả phân tích Thánh Kinh về sau đã đoán ra đó là họa gì, nhưng vẫn không hiểu tại sao Pharaoh lại cho rằng đó là hình phạt của Chúa vì Pharaoh "have fun" với Sarah. Thật vậy, tại sao Chúa Cha lại giáng họa xuống Pharaoh thay vì xuống Abraham, vì lỗi đâu có phải là ở Pharaoh. Pharaoh thấy Sarah đẹp mà lại chưa có chồng nên mời vào cung đánh cờ người với ông cho vui, với sự O.K "chăm phần chăm" của Sarah và của "ông anh" Abraham chứ đâu có làm điều gì sai quấy. Đâu có thể kết tội Pharaoh là cướp vợ của Abraham. Trước đây thì Chúa lẫn cẫn, nay lại trở thành lẩm cẩm, phạt người có tội không phạt, lại đi phạt người vô tội. Các học giả phân tích Thánh Kinh, không tin chuyện Chúa Cha xía vào những chuyện của con người. Khi xưa, bất cứ điều gì mà trí tuệ thời đó chưa cho phép hiểu, thì đều được coi như là tác phẩm của Thượng đế. Sấm được coi như là tiếng nói trong cơn thịnh nộ của Thượng đế, sét là những lưởi gươm của Thượng đế giáng xuống để trừng phạt con người, cả bệnh truyền nhiễm như dịch hạch do chuột gây ra cũng được coi là tai họa do Thượng đế giáng xuống v...v.... Cho nên các học giả coi một số chuyện trong Thánh Kinh là những chuyện dân gian đồn đại, có thể đúng với lịch sử nên phân tích vấn đề như sau.
Nếu thực sự Pharaoh và hoàng cung của nhà vua bị họa theo như sự đồn đại của dân gian, thì chỉ có thể có một giải thích, đó là:
"Pharaoh bị lây bệnh hoa liễu, có thể là bệnh lậu, do Sarah truyền sang, và rồi nhà vua truyền sang cho vợ và các cung tần mỹ nữ trong cung."
(Eaton Ibid., p. 11: "In plain, modern-day language stripped from superstitious nonsense, Pharaoh caught a venereal disease, probably gonorrhea, from Sarah, and transmitted this venereal disease to his wife and all his mistress").
Đây là một cách giải thích, nghe ra cũng có vẻ hợp lý, vì phù hợp với một đoạn sau trong Thánh Kinh, và vì trong một trường hợp tương tự như sẽ được trình bày sau, họa mà Thượng đế giáng xuống là làm cho hoàng hậu và các cung nữ không có con. Có điều chắc là nhờ sự "hi sinh" chăm phần chăm của Sarah mà Abraham trở thành giầu có như Thánh Kinh kể, Gen. 13: 1-2:
"Rồi Abraham rời Ai Cập đi xuống phía Nam, mang theo vợ và tài sản. Abraham rất giầu có về gia súc, vàng bạc."
(Then Abraham went up from Egypt, he and his wife and all that he had...to the South. Abraham was very rich in livestock, in silver, and in gold.)

Giầu có như vậy là phúc hay họa? Chúa Cha thì bảo là phúc vì đó là của Chúa ban cho. Chúa Con [Jesus] không chịu, dùng quyền phủ quyết giáng phúc của Chúa Cha ban cho Abraham xuống thành họa. Thật vậy, trong Tân Ước, Luke 6: 24, Chúa Con phán: "Nhưng khốn cho những kẻ giầu có, vì đã nhận được sự an ủi rồi" (But woe to you who are rich, For you have received your consolation). Câu này có nghĩa là, những kẻ giầu có đừng có hòng bén mảng đến Thiên đường, Thiên đường chỉ để cho những người nghèo khổ. Vì vậy đạo Chúa phần lớn là dân nghèo. Chỉ có điều, ở trên thế gian này chẳng có ai thích nghèo cả, kể cả Giáo hội. Tài sản của Giáo hội mẹ lên đến hàng tỷ đô la, và các giáo hội con ở các nước nghèo khổ, kể cả Việt Nam, lại là những địa chủ bự nhất, tài sản đất đai phần lớn là do những chính quyền thực dân đô hộ cưỡng chiếm của Chúa chiền, của dân gian, và tặng cho giáo hội để cắm cây Thánh Giá trên đó, và ngày nay cũng có màn “mục vụ xin tiền” ở hải ngoại..
Chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh.
Khi đó Sarah không có con. Nàng có một con sen (dân VN bây giờ văn minh không gọi là con sen nữa mà gọi bằng những danh từ hoa mỹ như "ma-ri-sến" hoặc "chuyên viên giúp việc nhà cửa". TCN) người Ai Cập, tên là Hagar. Và Sarah nói với Abraham:
"Cưng à! Vì Chúa không cho em có con, vậy Cưng làm ơn hãy "đi vào" con sến của em. Nếu nó có con thì đó là con của em. (Mở cờ trong bụng) Abraham tuân theo lời vợ và "đi vào" Agar, và Agar có mang."
(Gen. 16:1-4: Now Sarah, Abraham's wife, had borne him no children. And she had an Egyptian maidservant whose name was Hagar. So Sarah said to Abraham, "See now, the Lord has restrained me from bearing children. Please, go in to my maid, perhaps I shall obtain children by her." And Abraham heeded to voice of Sarah...So he went in to Hagar, and she conceived.)
"Đi vào" là tôi dịch một cách máy móc từng chữ một của "go in to" chứ thực ra người Việt Nam ý nhị nên chỉ nói "Abraham ngủ với cô sến Hagar", còn dân Mỹ thì tả chân hơn, gọi đó là "phắc".
Nếu đoạn văn tả chân trên mà ở trong cuốn sách nào khác, không phải là Thánh Kinh, thì các Cha hướng dẫn đạo đức các tín đồ lại kêu ầm lên là "văn chương khiêu dâm, cần phải dẹp bỏ".
Chúng ta hãy đọc tiếp chuyện Thánh Abraham.
Khi biết mình đã mang bầu, Hagar bèn lên mặt hỗn xược với Sarah, làm cho Sarah nổi khùng trách Abraham:
"Lỗi tại ông mọi đàng. Tôi đã cho ông ngủ với nó, bây giờ nó có mang nó lại lên mặt với tôi. Xin Chúa hãy xét xử giữa tôi và ông."
(Gen. 16: 4,5: And when she saw that she had conceived, her mistress became despised in her eyes. The Sarah said to Abraham, "My wrong be upon you! I gave my maid into your embrace, and when she saw that she had conceived, I became despised in her eyes. The Lord judge between you and me".)

Khi đó Abraham không biết đến một triết lý của Đông phương: "Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả", vả chăng có vẻ như trong người có chút máu của Thúc Sinh, cho nên vội nói: "Nó là sến của bà, vậy bà muốn làm gì nó thì làm." Và khi Sarah đối xử khắc nghiệt với Hagar thì Hagar phải "cao chạy xa bay". (Gen. 16:6: So Abraham said to Sarah, "Indeed your maid is in your hand, do to her as you please". And when Sarah dealt harshly with her, she fled from her presence.)
Thánh Kinh kể tiếp: Chúa Cha sai Thiên sứ xuống bảo Hagar phải quay về phục vụ cho chủ là Sarah. Hagar tuân lời Chúa và rồi sinh một đứa con trai. Abraham đặt tên con là Ishmael. Khi đó Abraham "mới có" 86 tuổi.
Chúng ta hãy bỏ qua đoạn mô tả giao ước giữa Chúa Cha và Abraham khi Abraham "mới có" 99 tuổi, theo đó thì Abraham và các hậu duệ phái nam của ông phải cắt da qui đầu, danh từ văn hoa gọi là "lễ cắt bì", để làm gì, không thấy Thánh Kinh giải thích, và ai không tuân theo luật này thì bị khước từ, không được làm dân Chúa. Tôi tò mò muốn biết, trong những nam tín đồ Ca Tô ở Việt Nam, có bao nhiêu người cắt bì theo Thánh Tổ Phụ của mình? Không kiếm ra tài liệu nên đành chịu thôi.
Sau đó Thánh Abraham cùng bầu đoàn nhị thê, nhất tử đi xuống phía Nam, vùng Gerar, địa phương của Vua Abimelech. Chiến thuật mang vợ là Sarah đổi lấy của cải trước đây đã thành công rực rỡ đối với Vua Ai Cập Pharaoh, nay Thánh Abraham lại mang ra dùng lại. Câu chuyện lập lại y hệt như trong trường hợp đến Ai Cập. Ông lại bảo Sarah nói dối là em, và kết quả là Sarah lại được Vua Abimelech vời vào cung. Để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì và tôi cũng biết. Vua Abimelech hơi khùng, vì khi đó nàng Sarah trẻ đẹp mới có trên 70 tuổi. Có thể trước khi tới vùng Gerar, Abraham đã đưa bà vợ Sarah đến "thăm xã giao" thẩm mỹ viện Bích Ngọc. Nhưng rồi Thượng đế lại giáng họa xuống người vô tội là Vua Abimelech. Lần này Thánh Kinh nói rõ là Chúa Cha làm cho hoàng hậu, cung nữ và cả người hầu trong cung không có con. (Gen. 20:18: For the Lord had closed up all the wombs of the house of Abimelech because of Sarah, Abraham's wife.) Rồi Abimelech lại gọi Abraham vào trách vì tội nói dối, và trao trả Sarah cho Abraham, tặng gia súc, gia nhân, và 1000 đồng tiền bằng bạc v..v.. cho Abraham và mời Abraham đi chỗ khác chơi. Chuyện lập đi lập lại một cách nhạt phèo nên tôi không bình luận về vụ này nữa.
Chuyện Thánh Abraham còn dài dài, với nhiều chi tiết hoang đường và phi đạo đức, nhưng tôi đã cảm thấy không còn hứng thú viết về những chuyện tầm bậy suốt từ trên xuống dưới nữa, nên sau đây tôi chỉ chép vài đoạn từ trong cuốn Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước do Hội Quốc Tế xuất bản, Văn Phẩm Nguồn Sống phát hành, 1994, để quý bạn đọc thưởng lãm, tuy bản dịch này là "tác phẩm" của những người vừa không biết tiếng Việt, vừa không biết tiếng Anh, vì nó vừa sai, vừa không đúng tiếng Việt, so với bản King James. Những đoạn trong dấu ngoặc đơn là tôi ghi thêm cho rõ nghĩa và để cho đúng với bản King James hơn.
(Rồi) Áp-ra-ham cầu xin Chúa (và Chúa) chữa lành (Abimelech) cho vua, hoàng hậu, và (các ma-ri-sến) toàn thể phụ nữ trong (cung) hoàng tộc để họ có thể sinh sản. (Thế rồi họ có con), vì Chúa đã phạt A-bi-mê-léc, không cho hoàng hậu và các cung nữ có con, sau khi A-bi-mê-léc bắt vợ của Áp-ra-ham (bắt bao giờ, và có biết Sarah là vợ của Abraham không? Thánh Kinh chỉ viết rằng: vì Sarah, vợ của Abraham) (Gen. 20:18: For the Lord had closed up all the wombs of the house of Abimelech because of Sarah, Abraham's wife.)
Chúa chữa lành cho Vua, vậy Abimelech mắc bệnh gì? Chúa làm cho giới phụ nữ trong cung của Abimelech không có con và bây giờ Chúa chữa lành cho họ để họ có con, nhưng còn Abimelech mắc bệnh gì mà Chúa phải chữa lành cho Abimelech? Giải đoán của một số học giả cho rằng Abimelech bị Sarah truyền cho bệnh lậu không phải là không có căn cứ. Chúa toàn năng, có sẵn trong tay antibiotic nên chữa lành cho Abimelech và các cung nữ có khó khăn gì, có phải không, Linh mục Thiện Cẩm?
Tiếp theo, Thánh Kinh viết đại khái như sau:
Trước đó Chúa đã hứa cùng Sarah là sẽ làm cho nàng có con. Bây giờ, Chúa giữ lời hứa, và Sarah mang bầu, sinh cho Abraham một đứa con đặt tên là Isaac. Khi đó Abraham vừa đúng 100 tuổi và Sarah ít ra cũng phải ngoài 80. Một hôm, Sarah thấy con của cô sến Hagar, Ishmael, trêu chọc con mình, Isaac, bèn bảo ông chồng Abraham: "Ông phải tống cổ mẹ con nó đi. Tôi không cho thằng bé đó hưởng gia tài với con tôi đâu!". Lệnh Bà đã truyền, Abraham hơi buồn nhưng không thể không theo. Chúa (có thể cũng sợ Sarah luôn) bèn khuyên giải Abraham: "Bất cứ Sarah nói gì với con, con hãy nghe theo, vì hậu tự của con sẽ do Isaac mà ra." (Whatever Sarah has said to you, listen to her voice, for in Isaac your seed shall be called.) Do đó, sáng sớm hôm sau Abraham cấp cho hai mẹ con một ổ bánh mì (Ba Lẹ), một bình nước và tống cổ hai mẹ con Hagar đi.
Thế rồi một hôm (có lẽ sau khi hít vài điếu hasheesh, một loại ma túy rất thông dụng khi đó ở vùng Ai Cập, làm bằng cây Cannabis Indica, có tác dụng làm con người sinh ra ảo tưởng) Abraham nghe tiếng Chúa từ trên trời vọng xuống gọi: "Abraham". Ông bèn thưa: "Dạ có con đây". Chúa phán: "Hãy bắt Isaac, đứa con một mà con yêu quí (Take now your son, your only son Isaac, whom you love...: Chúa bị bệnh mất trí nặng (Alzheimer) nên không còn nhớ là Abraham còn có đứa con trai khác với cô ma-ri-sến Hagar tên là Ishmael) , đem đến vùng Moriah và dâng nó làm vật tế Thần trên một ngọn núi mà ta sẽ chỉ định cho con." Abraham vâng lời và dẫn con đi đến địa điểm Chúa chỉ định.
"Áp-ra-ham lấy bó củi để dâng tế lễ thiên chất lên vai I-sac, con mình và cầm theo mồi lửa và một con dao. Rồi hai cha con cùng đi. I-sac nói: "Cha ơi!" Áp-ra-ham đáp: "Có cha đây, con" I-sac hỏi: "Củi lửa có sẵn rồi, nhưng chiên con ở đâu mà dâng tế lễ thiên?" Ap-ra-ham đáp: "Con ơi, Thượng đế sẽ cung ứng chiên con làm tế lễ thiên." (Nói láo để đánh lừa con)
Đến chỗ Thượng đế đã chỉ định, Áp-ra-ham dựng một bàn thờ, sắp củi lên, rồi trói I-sac, con mình, và đem đặt lên lớp củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham đưa tay cầm dao để giết con mình. Nhưng Thiên sứ từ trên trời gọi xuống: "Đừng giết đứa trẻ, cũng đừng làm gì nó cả. Vì bây giờ, Ta biết ngươi kính sợ Thượng đế và không tiếc con ngươi với Ta, dù là con một của ngươi" (lại con một, Thiên Chúa và Thiên sứ cùng bị bệnh Alzheimer nặng).
Trích dẫn xong đoạn này, tôi muốn hỏi các tín đồ Gia Tô Việt Nam một câu: Tôi biết bạn tuyệt đối tin và rất sợ Thượng đế, nhưng giả thử bạn có đứa con trai duy nhất và bạn nghe tiếng Thượng đế gọi từ trên trời xuống, bảo bạn phải đem giết đứa con mà bạn yêu quí, làm vật tế Thượng đế để chứng tỏ lòng tin và kính sợ Thượng đế của bạn thì bạn có tuân lời Thượng đế hay không? Bạn hãy thành thực trả lời. Bạn cho đó là lời của Satan hay là lời của Thượng đế? Đọc xong chuyện về Thánh Abraham viết trong Thánh Kinh bạn có những nhận xét như thế nào về Thượng đế, Abraham và Sarah? Tôi xin nhắc lại lại, theo niềm tin của các bạn thì Thượng đế là bậc sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài, toàn trí, toàn năng, toàn thiện, toàn nhân, và Thánh Abraham là Thánh Tổ Phụ của đạo mà bạn đang theo. Ngoài lòng sợ Thượng đế một cách tuyệt đối và mù quáng, Abraham có những tư cách gì để chứng tỏ ông là một vị Thánh? mà lại là Thánh Tổ Phụ của các đạo Chúa. Phải chăng các đạo Chúa chỉ cần những tín đồ thuộc loại sợ Chúa như trên mà không đếm xỉa gì tới đạo đức cá nhân?
Vài lời tóm tắt sau đây để thay kết luận.
Đọc những chuyện liên quan đến Thánh Abraham như viết trong Thánh Kinh, chúng ta thấy đủ cả mọi mặt của ông Thánh Tổ Phụ này: loạn luân (lấy em gái làm vợ), ham sống, ham tiền bạc, sợ chết, gian dối, bán vợ (tạo điều kiện để Pharaoh và Abimetech đưa vợ vào cung, đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà, gia nhân và tiền bạc), sợ vợ và tàn nhẫn (đuổi vợ con đi), nói dối (với con là Isacc), mù quáng, ác độc (định giết cả đứa con yêu quí để tế Thượng đế). Và đây chỉ là một trong nhiều chuyện tương tự khác trong Thánh Kinh.
Ấy thế mà có người, ông cựu Thượng Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Chức, niềm hãnh diện của giới trí thức Ca Tô Việt Nam, lại cho rằng: "Quyển Thánh Kinh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam". Nếu ông Chức và tập đoàn Ca Tô có cơ hội lên nắm quyền ở Việt Nam và thực thi điều trên thì con người Việt Nam sẽ biến thành những kẻ hèn nhát, tham sống, sợ chết ; và đạo lý ở Việt Nam sẽ là nền đạo lý loạn luân, hèn nhát, bán vợ, ham của cải, gian dối, tàn nhẫn v..v.. với đầu óc mù mịt chỉ biết hết mực sợ một ông Thượng đế do chính con người tạo ra để hù dọa những người yếu bóng vía và không có mấy hiểu biết.
Trước những chuyện “không thể đọc được” trong Cựu Ước (và trong cả Tân ước), dân Ca-Tô mít ngày nay đưa ra luận điệu chống đỡ: “Công Giáo ngày nay không dùng Cựu Ước, chỉ dùng Tân Ước mà thôi.” Nói láo, không có Cựu Ước thì làm gì có Tân ước? Không có Cựu ước thì Jesus sinh ra đời để làm gì? Để “have fun” với Mary Magdalene chứ không phải để chuộc cái tội của Adam và Eve, gọi láo là tội tổ tông, trong Cựu ước hay sao??
Trần Chung Ngọc


Saturday, September 28, 2013

Tuần trăng mật không bao giờ chấm dứt

Tình yêu không phải là mối liên hệ đơn thuần. Tình yêu bắc nhịp cầu nối liền con tim của mọi người với nhau nhưng tình yêu không phải là sự tương quan.


Sự tương quan là một cái gì đã kết thúc; dấu chấm đã chấm một cái, tuần trăng mật đã chấm dứt, xong.  Un point final!  Bây giờ không còn niềm vui nữa, không còn là sự hài hòa an lạc nữa, bây giờ mọi chuyện đã xong. Nhưng bạn vẫn có thể đeo mang cái mối tương quan đó trên vai, chỉ vì để giữ tròn lời hứa trước kia của bạn. Bạn cũng có thể chịu đeo mang nó vì nó tạo cho bạn cảm giác dễ chịu, thích ứng, tiện nghi, thỏai mái. Bạn cũng có thể chịu đeo mang nó vì bạn không còn chuyện gì để làm nữa cả.  Bạn có thể đeo mang nó vì nếu bạn chận đứng nó, cắt ngang nó, sẽ có nhiều rắc rối xảy ra cho bạn...  Sự tương quan là một cái gì đã xong, chấm dứt, đóng cửa lại rồi.
Tình yêu không bao giờ là sự tương quan; bản chất tình yêu chính là đang kết hợp mọi người lại với nhau. Tình yêu luôn luôn là một dòng sông trôi chảy liên tục, không ngừng nghỉ, không chấm dứt tận cùng. Tình yêu không biết đến cái dấu chấm; tuần trăng mật bắt đầu nhưng không bao giờ chấm dứt.  Nó không phải giống như một cuốn tiểu thuyết có bắt đầu bằng một điểm nào đó và sẽ chấm dứt ở một điểm nào đó.  Tình yêu là một hiện tượng triển chuyển miên động. Những đôi tình nhân có thể chia tay nhau, xa cách nhau; nhưng tình yêu thì mãi mãi tiếp tục - đó là một sự triển chuyển miên tục.  Đó là một động từ, không phải là một danh từ.

Vậy tại sao chúng ta lại làm giảm sút đi nét đẹp tương hợp nhau đó để đi đến sự tương quan? Tại sao chúng ta phải vội vã đến như vậy? Bởi vì để sống giao hòa với nhau thật là bất ổn, không bảo đảm; còn sự tương quan thì chắc chắn hơn nhiều. Sự tương quan có một cái gì bảo đảm hơn; còn tương hợp giao hòa chỉ là sự gặp gỡ của hai người xa lạ; có thể họ chỉ gặp nhau một lần qua đêm và ngày mai họ đã từ giã nhau, không bao giờ gặp lại. Ai biết được cái gì sẽ xảy ra ngày mai?  Vì thế chúng ta rất sợ hãi những cái gì mong manh, dễ vỡ, bất ổn; chúng ta muốn có sự chắc chắn, sự bảo đảm, và chúng ta đã tạo ra những sự bảo đảm để bảo vệ chúng ta.  Chúng ta muốn ngày mai phải giống như ý nghĩ của chúng ta, chúng ta không cho phép nó được tự do theo con đường riêng của nó.  Vì thế chúng ta biến đổi động từ Love - Loving thành danh từ Love ngay lập tức.
Bạn yêu một người đàn bà (hay một người đàn ông) và lập tức bạn muốn kết hôn với người đó ngay.  Bạn muốn sự kết hôn đó phải được hợp pháp hóa, công khai hóa ngay. Tại sao?  Làm thế nào luật pháp lại có thể tác động chi phối lên Tình Yêu được?  Nhưng luật pháp có thể tác oai tác quái lên tình yêu bởi vì chính Chân Tình đã không có.  Cái tình mà bạn đang phô diễn đó chỉ là sự giả tạo, mầu mè, ảo huyền... và chính bạn, bạn cũng biết là sự mầu mè giả tạo đó rồi cũng sẽ biến mất.  Vậy trước khi nó biến mất, phải làm một cái gì đó để nó không thể xa rời bạn.  Đó là một đám cưới, một sự kết hôn hợp pháp.
Trong một thế giới đẹp hơn, với nhiều người có sự tu tập thiền định hơn, với một chút ánh sáng giác ngộ tỏa chiếu trên hành tinh địa cầu này, người ta sẽ yêu, yêu nồng nàn, yêu tha thiết, yêu bao la rộng mở, và tình yêu đó của họ vẫn sẽ luôn giữ là sự tương giao, không phải là sự kết hợp.  Và tôi không nói là tình yêu đó của họ chỉ tạm thời, ngắn ngủi, giai đoạn đâu nhé!  Có thể nói chân tình của họ còn sâu xa hơn, trung thực hơn tình yêu của bạn, có thể phẩm chất thân thiết còn cao hơn, có thể nên thơ hơn, lãng mạn hơn và thánh thiện linh thiêng hơn, và cũng có thể lâu bền hơn cái sự quan hệ mà bạn đang cố công tìm cách nắm bắt.  Nhưng chân tình đó của họ không cần phải hợp pháp hóa, bảo đảm bởi cái luật pháp thế tục.
Nếu bạn thấy thích thú, vui vẻ, hỷ lạc khi giao thiệp thân mật với một người nào, bạn sẽ cảm thấy càng muốn gần gủi người đó nhiều hơn nữa.  Có một vài loại hoa tình yêu chỉ nở sau nhiều lần trao đổi thân mật thật lâu bền. Cũng có vài loại hoa nở theo mùa, thí dụ như hoa nở ra độ sáu tuần dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời nhưng sau sáu tuần thì tự chúng héo úa tàn phai; cũng có vài loại hoa phải mất vài năm để đơm bông kết nhụy; và cũng có loại hoa phải mất hàng nhiều năm để khoe nở sắc hương.
Thời gian càng lâu càng nồng thắm ân tình. Có người yêu rất vội vã chớp nhoáng và sau đó quên ngay như loại hoa chỉ nở trong vài tuần là tàn úa, nhưng cũng có người thật sâu lắng, thật chậm bộc lộ nhưng tình cảm của họ thật sâu sắc, bền vững và chung thủy sắt son.  Nhưng dù mau hay chậm, cái quan trọng nhất là sự hòa nhập giai điệu của hai con tim.  Giai điệu tình yêu đó không cần phải phát xuất ra lời nói, bởi vì khi nói ra thì đã trần tục hóa tình yêu rồi.  Bạn và người yêu của bạn chỉ im lặng, một sự im lặng đồng điệu, mắt nhìn mắt, tay trong tay, tim trong tim.  Cảm thông và hòa nhập hoàn toàn.  Thế thôi, chỉ thế thôi!
Hãy quên đi sự tương quan mà chỉ là tương giao cùng nhau, với nhau, cho nhau.  Tuy nhiên mỗi khi bạn kết hợp với người nào, bạn đã vội vàng ràng buộc họ ngay, bạn tìm sự bảo đảm cho bạn ngay; bạn muốn nắm họ trong tay, bạn tạo cho họ một áp lực tinh thần, một áp lực nặng nề nghẹt thở cho họ - và thế là bạn đã tự hủy họai những quan hệ tình cảm của chính bạn rồi.
Người phụ nữ cho rằng cô ta đã hiểu người bạn trai của cô; người đàn ông thì cũng nghĩ là đã hiểu người bạn gái của anh ta, nhưng thực ra chẳng có ai hiểu ai cả!  Thật khó mà hiểu biết rõ đối tượng của mình, người đó luôn vẫn là một bí mật.  Và nếu chúng ta cố nắm bắt, cố trói buộc người bạn của mình thì càng xúc phạm họ, càng không tôn trọng họ, càng gây áp lực cho họ nhiều hơn.
Bạn cho rằng bạn hiểu người vợ của bạn hả? Điều đó không đúng đâu. Làm sao bạn thấu hiểu người đàn bà được?  Làm sao bạn có thể hiểu được người đàn ông?  Cả hai là những tiến trình biến đổi; họ không phải là những đồ vật cứng đờ, bất động.  Người đàn bà bạn quen biết ngày hôm qua không phải là người đàn bà ngày hôm nay. Người đàn bà đó không đứng yên nguyên một chỗ. Nước sông Hằng đã chảy bao nhiêu lần xuôi dòng về đại dương vô tận. Không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông (Heraclites), người đàn bà đó cũng vậy, nàng là một người khác, hoàn toàn khác ngày hôm qua. Phải tương hợp trở lại, bắt đầu trở lại; đừng nắm bắt quá khứ, đừng ôm giữ cái gì đã qua, đã chết, đừng điên rồ chụp cái bất động lên trên cái miên động thường hằng. 
Cũng thế, người đàn ông mà bạn ôm ấp đêm hôm qua, hãy nhìn kỹ lại gương mặt của anh ta sáng hôm nay. Chàng không còn như trước nữa, không còn cùng một người đàn ông đó nữa; chàng đã có nhiều thay đổi, nhiều thay đổi rồi. Đó là sự khác biệt giữa một người và một đồ vật. Những đồ đạc bàn ghế trong căn phòng đều y nguyên như cũ, nhưng người đàn ông hay người đàn bà, họ không còn y nguyên như vậy, họ không còn phải cùng là một người như cũ.  Bạn phải bắt đầu tìm hiểu trở lại, khám phá trở lại.  Đó là lý do vì sao tôi định nghĩa tình yêu là tương hợp với nhau, chứ không phải là “sự” tương quan.
Tương hợp (động từ) có nghĩa là bạn luôn luôn bắt đầu cái mới; bạn luôn luôn tiếp tục tìm hiểu, kết thân, gần gũi với người bạn yêu thương.  Mỗi ngày là một ngày mới, bạn giới thiệu mình cho người yêu, cho họ hiểu mình thâm sâu hơn. Bạn hãy tìm cơ duyên để thấy nhiều dạng, nhiều nét, nhiều mặt, nhiều phương diện của nhân cách người khác. Bạn hãy tìm cách lọt sâu vào tận cùng vương cung tâm linh của người bạn yêu, tận cùng nội tại con người họ. Bạn thử tìm cơ hội để vén mở bức màn bí mật mà trước kia chưa từng được khai phá. Đó là niềm hỷ lạc của tình yêu: sự khám phá tâm thức, và nếu bạn tương hội thể nhập được với nhau, đừng giảm gọn hóa tình yêu thành mối tương quan thì đối tượng yêu thương kia sẽ thành tấm gương soi của bạn. Hãy khám phá người mình yêu và đồng thời bạn cũng tự khám phá lấy chính mình. Hãy lọt vào sâu thẳm nội tâm của người yêu mình, cảm nhận những xúc cảm của chàng (hay nàng), những ý nghĩ tư tưởng của chàng, những kích động bất an sâu xa của chàng, và bạn cũng sẽ thấy chính những xao xuyến bồn chồn ưu tư của bạn. Những người yêu nhau là những tấm gương soi của nhau, và như thế tình yêu đã trở thành thiền định.
Mối tương quan thì có vẻ bất ổn, không đẹp, nhưng tương hợp (động từ) thì thật diễm ảo, thơ mộng, trác tuyệt.
Trong sự tương quan, cả hai đối tượng đều mù hết. Hãy suy nghĩ thử xem, đã bao lần bạn đã “nhìn” tận mặt người vợ của bạn? Chồng của bạn? Có lẽ đã vài năm. Ai, ai chính là người nhìn sâu vào người vợ (hay chồng) của mình? Bạn đã nắm giữ người đó, bảo đảm tay trong tay bằng cái đám cưới, bằng giấy hôn thú hợp pháp rõ ràng rồi mà, bạn đã sống với người đó đã bao lâu nay rồi, có gì mà phải nhìn nữa, phải không? Quen quá rồi còn gì! Vì vậy, bạn sanh tâm đi tìm những cái mới, săn lùng những cái lạ hơn là những người bạn đã từng quen biết - bạn đã biết nhẵn từng đường cong, từng vết sẹo trên con người của nhau, bạn biết họ sẽ đáp ứng thế nào, bạn biết tất cả sẽ diễn biến ra sao, vì chỉ có từng sự việc cũ rích ấy lập đi lập lại trên con người cũ đó. Một vòng tròn quay đi quay lại nhàm chán!  Do đó, bạn coi thường và sanh tâm đi tìm những cái mới. Không, không phải như vậy đâu, thực sự không phải như vậy đâu.  Không có một sự việc gì lập đi lập lại cả, mỗi ngày mỗi ngày mọi việc đều mới.  Chỉ có cặp mắt của bạn là cũ rích, những dáng vẻ ra bộ cảm xúc của bạn là cũ mèm mà thôi; tấm gương của bạn đã lấm đầy bụi và bạn không thể phản chiếu được người khác, bạn không làm được việc đó.  Làm sao tấm gương phủ đầy bụi lại có thể phản chiếu được hình ảnh soi vào trong nó?
Vì thế tôi đã nói là tương hợp, hãy tương hợp và thể nhập vào nhau.  Và khi nói tương hợp, tôi muốn nói là chúng ta hãy nên tiếp tục duy trì tuần trăng mật.  Hãy tiếp tục tìm kiếm, khám phá người khác, hãy tìm những phương thức mới để yêu người, tìm những lối mới để hòa nhập cùng người.  Mỗi người là một bí mật vô tận, không dò tìm được, nên bạn không thể tùy tiện nói rằng, “Tôi đã quá biết cô ta” hay “Tôi đã biết rõ anh ấy.”  Hay nhất là bạn chỉ nên nói, “Tôi đã cố gắng hết mức nhưng bí mật vẫn là bí mật.”Và càng biết càng khám phá một người nào, người đó càng trở nên bí mật hơn, kỳ lạ hơn - rồi thì tình yêu sẽ là một cuộc phiêu lưu kỳ thú bất tận.
Cao Bảo Vy (theo Cosmopolitan)

Thursday, September 26, 2013

Phần II: Khảo cứu Thánh kinh Tân ước

TÂN ƯỚC
 
1.  Thánh Kinh Mathiơ (Matthew 15: 22-27): viết, một hôm có người đàn bà Canaan (Palestin bây giờ) đến kêu xin Chúa Giê-su chữa bệnh cho con gái bà bị quỷ ám. Ngài không trả lời. Các môn đồ đến gần và xin Thầy bảo bà về vì bà cứ đi theo làm ồn sau lưng chúng ta. Chúa đáp: “Ta được sai xuống chỉ để cứu giúp con chiên Do Thái lạc loài mà thôi” (I am not sent but onto the lost of sheep of the house of Israel).

 Nhưng bà vẫn đi theo cầu xin. Chúa trả lời thẳng “không nên lấy bánh mì của con dân Do Thái mà cho chó ăn”(it is not meet to take the children bread, and cast it to dogs).

* Lời bình: Ý nói, Ta giáng thế chỉ để cứu rỗi người Do Thái mà thôi, bà nầy người Palestin nên ta không có bổn phận cứu giúp (chữ THE, tôi in đậm, là ‘mạo từ xác định’ đối tượng đã nói ở câu trước. Có nghĩa là “bánh mì” CỦA người Do Thái, chứ không phải bánh mì của con cái như vài người cố ý dịch sai. Chữ “dogs”ám chỉ những người trên thế giới ngoài  Do Thái).

Như thế, chúng ta là con chiên Việt Nam không có hy vọng được Chúa cứu rỗi, nếu thực sự Chúa có thể cứu. Ngay cả người Do Thái, đến ngày tận thế, Chúa cũng chỉ cứu 144 ngàn người có dấu ấn trên trán mà thôi (Kinh Thánh cuốn Khải Huyền (Revelation, chương 14).

2.  Mathiơ (10:34-36): Ta đến không phải mang sự bình an cho thế gian mà đem gươm giáo. Ta đến để chia rẻ con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng. Và họ sẽ có kẻ thù là người trong nhà.

*Lời bình:  -Thế giới quá loạn ly, nhân loại cần những con người hiền lành, và có lẻ họ không cần đến Chúa?

- Phải chăng Giáo Hội nên cải cách, sửa lại Thánh Kinh để có những lời dạy hiền lành giúp thế giới hòa bình an lạc?

     3.   Mark (Mac 16: 1-8): Thánh kinh Mác viết, Chúa bị đóng đinh chết ngày thứ Sáu, sáng Chủ nhật có bà Ma-ri-Ma-đơ-len, bà Mari và Sô-lô- Mê mua thuốc thơm để đi liệm xác Chúa. Lúc họ đế hang đá, nơi cất giữ xác Chúa, thì thấy một người đàn ông mặc áo trắng ngồi trong hang đá làm mấy người thất kinh. Nhưng ông ta nói đừng sợ Chúa đã sống lại và đi khỏi nơi nầy rồi…

*Lời bình: Đoạn Thánh Kinh nói trên cho thấy Chúa Giê-su sau khi bị đóng đinh đã chết, sau đó sống lại. Nhưng cuộc thí nghiệm trên tấm vải liệm xác chúa, ngày 8-10-1978, của các khoa học gia quốc tế xác nhận rằng Chúa Giê-su chưa chết, chứ không phải chết rồi mà sống lại như Thánh Kinh mô tả. Vậy con chiên nên nghe theo Thánh kinh hay tin sự thí nghiệm của các khoa học gia thế giới?

4.  Thánh Kinh Lu-ca (Luke 14:25-26) mô tả, lúc cùng đi với một đoàn đông người, chúa Giê-su quay lại phán rằng nếu ai đến với ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em và sự sống của mình thì những người đó không được làm môn đồ ta.

*Lời bình: -Trong một gia đình có cha mẹ và nhiều anh chị em, nếu có một người theo Tin Lành hay Công Giáo thì những người còn lại trở thành kẻ thù của người nầy?

-Chúa dạy như trên, sẽ đưa con chiên và Giáo Hội đến một tình trạng khó xử. Vì nếu một cá thể trong gia đình hay một thành viên trong xã hội trở thành con chiên, thì người đó phải chọn lựa một trong hai thái độ: hoặc muốn có hạnh phúc và gia đình được đầm ấm thì người đó không nên là một môn đồ của Chúa. Hoặc nếu là con chiên của Chúa thì người đó phải từ bỏ gia đình hoặc ly khai khỏi xã hội, và ngay cả phải tiêu diệt những người trong gia đình và các thành viên của xã hội?

- Muốn có hạnh phúc, con người không những không ghét các người trong gia đình mà cần phải thương yêu. Muốn xã hội được hòa bình mỗi phần tử của xã hội phải biết tôn trọng quyền lựa chọn của kẻ khác, chứ không thể thù ghét người không cùng một tín ngưỡng với mình.

5 . Lu-ca (19:11-29): Lời ví dụ về những nén bạc (19:26-28) Ta nói cùng các ngươi, ai có thì sẽ cho thêm, ai không có thì cất luôn phần mà họ sẽ có. Còn như những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta cai trị họ, hãy kéo họ đến đây, và chém đi trước mặt ta.

Sau khi Đức Chúa Giê-su phán điều đó, thì đi trước mặt dân chúng lên thành Giê-ru-sa-lem.

*Lời bình: - Luật pháp ngày nay chắc không thể chấp nhận chỉ thị của Chúa là phải chém những người không đồng ý Chúa cai trị họ. Giáo hội nghĩ thế nào về lời dạy nầy của Chúa Giê-su?

-Tuần qua, Tổng thống Ai-cập, Hosni Mubarak,  bị dân biểu tình kêu gọi từ chức. Ông đã không thể nói “những ai không muốn ta cai trị, hãy kéo họ đến đây, và chém đi trước mặt ta” mà phải từ chức sau gần 30 năm làm tổng thống. Thật khó để áp dụng lời dạy của Chúa trong thời hiện đại nhỉ?

Kết luận:

Qua 20 trích dẫn từ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước nêu trên (dĩ nhiên là còn rất nhiều những lời dạy tương tự như thế trong Thánh Kinh), và nếu sử dụng ba tiêu chí: nhân bản, thực dụng và khoa học để thẫm định giá trị của tôn giáo, chúng ta thấy Thánh Kinh của Tin Lành và Công Giáo thiếu tính nhân bản, không thể áp dụng vào đời sống của cọng đồng nhân loại, và đi ngược lại khoa học. Do đó, Giáo Hội cần có một chương trình canh tân đổi mới toàn diện từ tín lý đến thực hành, còn không thì Giáo Hội dần dần sẽ suy yếu lúc trình độ dân trí ngày mỗi vươn cao. Và chính phủ của các quốc gia trên thế giới, phải chăng nên có ban nghiên cứu Thánh Kinh để thẩm định giá trị của chúng trong nền văn hóa và văn minh nhân loại?

Hồng Ngọc

Phần I: Khảo cứu Thánh kinh Cựu ước

THÁNH KINH: CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC
                            (một khảo luận khách quan và khoa học)

Giáo chủ của các tôn giáo thường để lại cho đời những lời dạy quý báu. Lời dạy của Phật Thích Ca gọi là Phật pháp, được ghi lại trong Ba Tạng: kinh, luật và luận. Lời giáo huấn của ngài Muhammed, Hồi Giáo, là kinh Qur’an. Lời dạy của Chúa Giê-su là Thánh Kinh (Bible). Bài nầy chỉ đề cập đến Thánh Kinh của Tin Lành và Công Giáo mà thôi.   
 
Tin Lành và Công Giáo đều có chung một Thánh Kinh; Cựu Ước (1036 trang) và Tân Ước (308 trang). Cả hai tôn giáo đều tin có Thượng Đế và nhận chúa Giê-su là giáo chủ. Về Cựu Ước, Tin Lành có 39 cuốn, Công Giáo có 49 cuốn.  Vài cuốn chính và tiêu biểu là Sáng Thế Ký, Phục truyền luật lệ ký, Dân số Ký, Ma-la-chi, v.v… Tân Ước thì có Mathiơ, Mác, Lu-ca, John, v.v. là bốn cuốn chính.

Bài viết dưới đây được căn cứ vào bản Việt dịch có tên là “Kinh-Thánh; Cựu Ước và Tân Ước” của United Bible Societies, xuất bản năm 1985. Không thấy đề nơi xuất bản. Để đối chiếu với bản tiếng Việt lúc cần, tôi cũng sử dụng bản tiếng Anh; The Holy Bible, Old and New Testaments in the King James Version. Thomas Nelson Publishers, Nashville, 1987.

Để tiện cho các tín đồ Tin Lành và Công Giáo cũng như những ai muốn tìm hiểu lời dạy của Chúa, tôi tóm lược trung thực các chương và đoạn của Thánh Kinh, in chữ nghiêng để dễ phân biệt.

Thánh kinh viết theo ngôn ngữ cổ nên khó hiểu. Vì thế tôi có lời bàn để giúp độc giả hiểu dễ dàng hơn.           
 
   Phần Một

CỰU ƯỚC
1.  Sáng Thế Ký [(Gen.1:1-31, đọc là chương 1, đoạn từ 1-31)] viết:
 Ngày 1, Chúa tạo dựng nên trời đất, ánh sáng và bóng tối.
Ngày 2, dựng vòm trời bằng đồng thau.
Ngày 3, dựng cây cỏ.
Ngày 4, dựng các ngôi sao.
Ngày 5, dựng sinh vật.
Ngày 6, dựng thủy tổ loài người (Adam và Eva).
Ngày 7, nghỉ.

*Lời Bàn (LB): - Lúc nói Chúa tạo dựng (nên trời đất). Tạo dựng có nghĩa là lấy cái gì để tạo ra cái gì. Như thế, vật để tạo dựng phải có trước hành động tạo dựng. Do đó, nếu Chúa là người tạo dựng trời đất thì trước Chúa đã có vật chất để Chúa dùng mà tạo dựng. Hay nói khác, vật chất (trời, đất, cây cỏ v.v..) có trước Chúa.

-Theo khoa học, ngân hà và hằng tỉ ngôi sao ra đời cây đây 15 tỉ năm. Các sinh vật li ti dưới biển có mặt cách đây 600 triệu năm, cây cỏ cách đây 450 triệu năm, sinh vật 405 triệu năm. Thủy tổ loài người – nhân hầu – 40 triệu năm, con người “modern man” 50.000 năm.

2.  Sáng Thế Ký (2:1-2): Trời, đất và muôn vật Chúa đã dựng xong rồi. Ngày thứ 7 Chúa nghỉ. Nhưng cũng trong chương (2:5-7) lại viết, lúc đó chưa có cây nhỏ nào mọc ngoài đồng. Và Chúa lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sinh khí vào lỗ mũi, thì người trở nên một loài sinh linh.

*LB:  -STK (1:1-31, mục #4) viết, ngày 3 Chúa dựng nên cây cỏ. Ngày 6 dựng nên người. Nhưng STK (2:1-7, mục (#5) lại viết ngày thứ 7 Chúa đã nghỉ nhưng cây cỏ và người Chúa chưa dựng nên. Như thế, chương 1 và 2 hoàn toàn khác nhau. Do đó, Giáo Hội nên xem lại, có ai sửa đổi Thánh Kinh (của chúng ta) không?

3.  Sáng Thế Ký (STK 1: 27) viết: “Đức chúa trời dựng nên loài người theo hình ảnh Ngài; Ngài dựng người nam cùng người nữ tức là Adam và Eva (thủy tổ loài người) cả hai đều mù mắt. (STK chương 3:6-20) viết: “Adam và Eva bị rắn dụ dỗ ăn trái cây khôn ngoan (tree of knowledge) mà Chúa cấm nên được sáng mắt. Vì thế bị Chúa phạt bằng cách “… Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén v.v...Ngài cũng phán cùng Adam vì ngươi nghe lời vợ mà ăn trái cây ta cấm, vậy đất sẽ bị rủa sả vì ngươi, trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật (thực vật & sinh vật) sinh ra từ đất mà ăn v.v…” Vì hai ông bà, Adam & Eva ăn trái cấm nên cả nhân loại mang tội tổ tông. Vì vậy chúa Giê su ra đời để chuộc tội cho nhân loại.”

*LB: Adam và Eva là con Chúa theo sách Sáng Thế Ký Cựu Ước. Con phạm tội là do Cha một phần lớn vì dạy con thiếu rõ ràng. Đã thế Chúa thiếu lòng nhân; đày đọa không những chỉ hai đứa con mình mà cả dòng họ cháu chắt của chúng muôn đời về sau. Rồi Chúa Giê-su ra đời để chuộc tội cho nhân loại. Khi nói chuộc tội hay đền tội (giống như trả nợ) thì nhân loại phải hết tội, hết nợ. Nhưng ngày nay nhân loại vẫn còn đau khổ. Hơn nữa, con nhờ ăn trái cây mà được sáng mắt, tại sao Chúa lại trừng phạt con cái mình để làm gì? Vì thế, Giáo Hội cần xem lại đoạn Thánh Kinh nầy.

4.  STK (4:1-8) viết: Adam và Eva sinh ra hai người con, Cain và Abel. Cain làm ruộng, Abel nuôi súc vật. Cain dâng hoa mầu trồng trọt từ ngoài đồng cho Thiên Chúa và Abel dâng con vật mới sinh và phần mỡ béo cho Thiên Chúa. Thiên Chúa thương Abel và nhận thịt Abel dâng cúng, nhưng chê Cain và không nhận hoa trái của Cain. Vì thế Cain tức giận, rủ em ruột của mình ra ngoài đồng rồi giết em (Abel).

*LB: Chúa thích ăn thịt, không thích ăn hoa trái, và để một đứa cháu mình bị giết chết vì em nó. Và tạo bất hòa đến nỗi người anh phải giết em ruột của mình.

5 . STK (4:17) viết: Rồi Cain lấy vợ và sinh ra người con là Enoch.

*LB: Thánh Kinh Sáng Thế Ký (STK) viết ông Adam và bà Eva sinh ra Cain và Abel. Abel bị Cain giết chết. Sau đó Cain lấy vợ. Trên trái đất lúc bấy giờ, theo Thánh Kinh, thì chỉ có ông Adam và vợ là bà Eva, hai đứa con của hai ông bà là Cain và Abel (đã bị anh giết chết). Ngoài ba người (Adam, Eva và Cain) nầy không có ai khác. Vậy, Cain lấy vợ thì chỉ có một người đàn bà duy nhất trên trái đất lúc bấy giờ là mẹ ông ta (bà Eva).

6.  Thánh Kinh STK (1:21 – 6-8): Nếu tính theo gia phả thủy tổ loài người từ ông Adam và bà Eva cho đến vợ chồng Nô-ê thì loài người sinh ra cách đây từ khoảng 6 ngàn đến 10 ngàn năm.

Trong cuốn Martyrologe Romain, Công giáo cho rằng trời đất được Chúa tạo dựng cách đây 5.199 năm. Tin Lành phái Fundamentalists từ 6-10 ngàn năm. Do Thái quả quyết trời đất được tạo dựng ngày 7.10.3761  (Martyrologe Romain, Traduction francaise par Dom Albert M. Schmitt, Casterman, 1959, p. 469 - Isaac Asimov, In the Beginning, A Stonesong press Book, Crown Publishers, Inc. NY,1981, p.9)

*LB: Như đã nói ở trên, tất cả ngày tháng năm mà trời đất xuất hiện theo Thánh Kinh đều không giống các khám phá của khoa học. Do đó, Giáo Hội nên đối chất với các khoa học gia.

7.  Thánh kinh cuốn Lê-vít-ký (Lev.20:13): Phải giết tất cả những kẻ đồng tính luyến ái.

*LB: Hiện nay tại các quốc gia tân tiến như Mỹ, một số tiểu bang đã cho phép các người đồng tính luyến ái công khai làm lễ cưới và chính quyền cấp giấy hôn thú. Trong quân đội cũng được âm thầm chấp nhận (don’t ask don’t tell policy). Nếu tôi là con chiên Tin Lành hay Công Giáo tôi hành xử như thế nào?
8. Dân Số Ký (Numbers,15: 31-36): Thánh kinh cuốn Dân Số Ký viết rằng một người đi lượm củi ngày thứ Bảy nên Chúa ra lệnh cho ông Mai-sen giết [“Người phạm ngày Sa-bat bị phạt xử tử”].

*LB: - Chúa nhân lành sao nở giết một người chỉ vì đi lượm củi ngày thứ bảy?

- Ngày nay có nhiều người trên thế giới phải làm việc ngày thứ Bảy thì họ có bị giết không?

9.  Dân số ký (31:1-41): Chúa trời chỉ thị cho ông Môi-se (Moses) đem binh lính đi đánh dân Ma-di-an (Palestin ngày nay) để báo thù cho dân Y-sơ-ra-en (Israel). Quân của Môi-se thắng trận và đem chiến lợi phẩm về rất nhiều. Gồm có 675.000 con chiên cái, 72.000 con bò, 61.000 con lừa đực, 32.000 cô gái còn trinh. Chúa trời ra lệnh chia các cô gái còn trinh và các chiến lợi phẫm nầy cho binh lính. Chúa trời cũng được chia dê, bò, lừa và 32 cô gái còn trinh.

*LB: - Con chiên được dạy rằng Chúa lòng lành vô cùng. Nhưng đoạn Thánh Kinh nêu trên cho thấy đức Chúa trời là con người như thế nào. Chúng ta có đủ văn tự để diễn tả hành động của Chúa không?

- Chúng ta tôn thờ Chúa trời và có nên bắt chước hành động của Chúa không? Nếu bắt chước, chúng ta có bị luật pháp bỏ tù không?

-Sáu năm trước, tôi có hỏi Mục Sư Nguyễn Quang Minh (sống tại Quận Cam, California, Mỹ) về đoạn Thánh Kinh nêu trên. Mục sư trả lời. “Giáo sư nên biết là trong Thánh Kinh có đến 85% ngụy tạo”. Điều đó có nghĩa: đoạn Thánh Kinh tôi vừa đề cập là ngụy tạo. Tôi làm thinh. Nhưng về sau tôi  biết rằng câu trả lời của Mục sư sai vì Thánh kinh Tân Ước mới có đến 85% ngụy tạo. Còn đoạn Thánh Kinh tôi trích ở trên là trong Cựu Ước. Và Giáo Hội dạy rằng Thánh kinh Cựu Ước là do Chúa mặc khải, và Chúa đọc cho ông Môi-se chép từng chữ, từng lời. Nên nó phải đúng 100%.

10.  Phục Truyền luật lệ ký (Deuteronomy12:2-7) viết, phải phá hủy, đập vỡ, vằm nát, đốt cháy tất cả những bàn thờ, những hình tượng, những nơi thờ tự của các dân tộc. Xóa tên các “ông thần” mà họ thờ. Rồi đến các nơi có thờ Chúa mà phụng sự và đóng thuế 10% lợi tức. 

*LB: -Nếu tôi theo đạo Công Giáo hay Tin Lành, tôi có phải mang dao búa đi đập vỡ tượng Phật, đốt phá các chùa của Phật Giáo, đốt Thánh Thất Cao Đài, Hòa Hảo không? Phá hủy các mồ mã, lăng miếu có hình tượng hay không?

-Nếu đốt thì có bị tù và phải bồi thường không? Nếu không làm thì phạm luật Chúa, Chúa sẽ đày địa ngục?

-Và Giáo hội cũng thế. Nếu giáo hội hô hào làm theo lệnh Chúa như trong Thánh Kinh thì kết quả sẽ thế nào đối với pháp luật, đối với các tôn giáo không hiền như Hồi Giáo? Nếu Giáo hội không đập phá, không đốt cháy như Chúa dạy thì chết phải vào hỏa ngục tất cả?

-Làm theo lời Chúa cũng chết, không cũng chết. Sống như thế nào đây?

-Thời Pháp đô hộ, nhiều chùa của Phật Giáo bị phá rồi xây nhà thờ lên trên đó như chùa Báo Thiên Hà Nội, nay là nhà thờ Chánh Tòa, chùa Lá vàng Quảng Trị; nay là nhà thờ La vang, chùa ở trung tâm TP Sài gòn; nay là nhà thờ Đức bà. Còn nhiều nữa. Nay Giáo hội Công Giáo Việt Nam có định trả lại cho Phật Giáo không để tình tôn giáo ngày càng khắng khít?

  11.  Phục Truyền luật lệ ký (Deut. 13:1-10) dạy rằng: Nếu có một tiên tri, (hay giáo chủ) nào, người trong một thành phố nào, và anh em trong gia đình, con trai hay con gái, vợ hay chồng hoặc bạn thân hay sơ khuyến dụ ngươi đi theo các tôn giáo khác, thì ngươi phải giết chúng nó đi.

*LB: - Nếu tôi theo Tin Lành hay Công Giáo, nhưng vợ con, bạn bè không. Về sau họ khuyên tôi nên đổi đạo, tôi có phải giết tất cả các người đó không?

- Nếu tôi làm theo lời Chúa dạy, chắc chắn tôi sẽ bị đưa ra tòa và bị án. Tôi có thể vin vào lý do tôn giáo để chạy tội không? (vì tôi làm theo lời Chúa mà Giáo hội thay mặt Chúa dạy cho con chiên). Và Giáo Hội có bị phạt án không?

12. Thánh kinh, cuốn Phục Truyền Luật Lệ (Deut. 20:10-17].

  Lúc vây hảm một thành để đánh, nếu địch chịu hòa thì thu thuê và bắt chúng làm nô lệ. Nếu chúng không chịu hòa thì Chúa sẽ giao chúng cho các ngươi. Ngươi phải giết tất cả các kẻ thù mà đức Chúa Trời giao cho ngươi. Nhưng đàn bà, trẻ con, súc vật và mọi thứ trong thành phải cướp hết đem về mà sử dụng. Các giống người như A-mô-rít, Ca-na-an v.v..Phải tận diệt tất cả.

*LB: Nếu ngày nay Chúa hay Giáo Hội áp dụng luật đó, hoặc bảo con chiên làm như vậy thì tòa án quốc gia hoặc quốc tế không thể tha thứ Chúa và thành phần đồng lỏa. Vậy thì chúng ta là những con chiên nên làm như thế nào?

13.  Phục Truyền Luật Lệ Ký (22: 23): Nếu trong thành có cô gái trinh đã hứa hôn với một người, nhưng cô ta lại ngủ với một người khác, thì phải đem cả hai người nầy ra ném đá cho chết.

*LB: Tân Ước cho biết, bà Mary (còn trinh) đã hứa hôn với Joseph lại đi ngủ với Thánh Linh mà có thai và sinh ra ngài Giê-su. Nhưng không ai ném đá cho hai người nầy chết theo luật của Chúa?

14.  Truyền Đạo (1:3-5) viết: “Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn. Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc”. Có nghĩa là quả đất đứng yên, mặt trời chuyển động, quay quanh quả đất.

*LB: Thánh Kinh viết như thế là sai với thực tế. Nhưng nhà khoa học Galilei (1564-1642) cũng bị chết do sự sai lầm của Giáo Hội Vatican La Mã.
                         
                                 Chuyện về Galilei
- Câu chuyện lý thú được tóm lược như sau, nhà vật lý học (physicist) kiêm thiên văn học (astronomer) Galilei khám phá ra rằng quả đất quay quanh mặt trời, nhưng Thánh Kinh  quả quyết đất đứng yên, mặt trời chuyển động, nên ông Galilei bị Giáo hội đưa ra tòa xét xử. Nếu muốn khỏi bị giết, ông Galilei bắt buộc phải quỳ xuống và viết: Tôi vì điên khùng và theo tôn giáo khác nên nói sai là quả đất quay quanh mặt trời. Nhờ đoạn văn nầy mà ông được Giáo hội tha mạng. Ông từ từ đứng dậy bước ra khỏi phòng luận tội. Nhưng ông lại lẫm bẫm rằng, mặc dù tôi viết như thế nhưng quả đất cũng vẫn quay quanh mặt trời. Vì vậy, ông bị Giáo Hội Vatican giam lỏng tại thành phố Florence, Ý, và bị chết năm 1642 vì đói khát.

15.  Ma-La-Chi (2:1-3) viết, nếu các ngươi không nghe lời ta, không làm rạng danh ta thì ta sẽ trét phân lên mặt các ngươi.

*LB: -Nếu Chúa tốt thì người ta tôn thờ, xấu thì không. Tại sao Chúa hăm dọa trét phân lên mặt những ai không tôn thờ và không làm rạng danh Chúa?
-Hiện nay trên thế giới có hơn 5 tỉ người không thờ Chúa (vì họ theo tôn giáo khác). Vậy, những con chiên Tin Lành và Công giáo có nên thay mặt Chúa mà trét phân lên mặt họ hay không?

- Chúa không có ngôn từ và hành động nào nhẹ hơn, mà dùng hành động trét phân lên mặt người khác khó chấp nhận quá nhỉ?
           
(Xin mời tất cả các quí vị lên tiếng nếu tôi viết sai)

Hồng Ngọc

Wednesday, September 25, 2013

Phật dạy: Diễm phúc là tự ta, thấu hiểu để thương nhiều

Nó góp phần giữ gìn và phát triển các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn và đem lại nhiều niềm an vui, hạnh phúc hơn cho mọi người.
Trong thực tế của cuộc sống, có đôi khi chỉ vì thiếu hiểu biết đối với một vấn đề không quan trọng, hay một lầm lỗi nhỏ nhặt của người khác mà dẫn đến nhiều sự đổ vỡ không đáng có trong các mối quan hệ. Nguyên nhân là do họ thiếu sự khéo léo trong cách ứng xử, không chịu mở lòng ra để lắng nghe, để hiểu, đã khiến cho một vấn đề nhỏ trong mối quan hệ với người khác trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo thói thường, một khi hờn giận ai đó thì người ta thường làm ngơ. Những biểu hiện thường thấy của sự làm ngơ ấy là không muốn tiếp chuyện, miễn cưỡng đáp lại khi rơi vào tình thế ép buộc, gặp nhau thì mặt lạnh như tiền, gọi điện thoại thì không thèm bắt máy, nhắn tin thì không nhắn lại, gửi thư/email cũng không trả lời.
Người ta thường làm ngơ với nhiều dụng ý khác nhau. Có khi làm ngơ để đợi chờ một lời xin lỗi của người kia. Có khi làm ngơ để cho người kia nhận thấy được vai trò của mình đối với họ, ý thức được sự trống vắng, hụt hẫng. Cũng có khi làm ngơ để cho người kia học cách sống tự lập, tự chủ.
Đôi khi làm ngơ để được dỗ dành, được chiều chuộng, điều này đặc biệt xảy ra đối với phái nữ. Và đôi khi làm ngơ chỉ để cho người kia nhìn lại bản thân họ, thấy được lỗi lầm của họ mà thôi, không cần họ phải nói lời xin lỗi. Cách ứng xử này cũng có tác dụng nhất định của nó. Nhưng nó không phải là một biện pháp thần diệu, chỉ mang tính tương đối. Chúng ta cần phải khéo léo trong khi vận dụng.
Như chúng ta đã biết, sức chịu đựng và sự nhẫn nại của con người có hạn. Nếu sự làm ngơ của chúng ta vượt quá giới hạn chịu đựng của người khác thì sẽ phản tác dụng. Chẳng hạn như trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Khi con cái có điều gì đó lầm lỗi thì cha mẹ thường hay bỏ mặc, không chăm lo cho con, con xin tiền dùng vào những việc chính đáng cũng không cho, đôi khi còn dùng lời bất nhã để mắng nhiếc con, đuổi con ra khỏi nhà. Họ làm vậy với dụng ý là muốn cho con nên người. Nếu đấy là một người con có hiếu, thương yêu cha mẹ thì người đó sẽ cố gắng chịu đựng, và cố gắng sửa đổi, chuộc lại lỗi lầm mà mình đã phạm.
Trong trường hợp này thì sự lạnh lùng của cha mẹ đã có tác dụng tích cực. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không hiểu được tấm lòng của người con, cứ mãi lạnh lùng thì người con ấy sẽ cảm thấy tủi thân, nghĩ rằng cha mẹ không thương yêu mình, ghét bỏ mình, vậy thì sự tồn tại của mình trong gia đình này đâu có ý nghĩa gì đối với cha mẹ đâu, chi bằng minh ra đi để cho cha mẹ không phải khó chịu mỗi khi thấy mặt mình, hay là mình chết đi cho rồi.
Nếu sự lạnh lùng của cha mẹ cứ kéo dài mãi, người con không thể nào chịu dựng nổi. Đến lúc đó thì những ý nghĩ tiêu cực sẽ nảy sinh, và rất dễ dẫn đến những hậu quả bất hạnh cho cả con cái lẫn cha mẹ. Cha mẹ nào muốn con bỏ nhà ra đi, không muốn ép con vào đường cùng. Nhưng vì không khéo ứng xử nên dẫn đến kết quả đau khổ.

Một điều thường hay có đối với những người bị làm ngơ đấy là sự tổn thương, dù là họ có lỗi hay không có lỗi. Làm sao không tổn thương được khi mình bị người khác không thèm quan tâm, khi nhận sự đối xử thiếu nhã nhặn của người khác. Nếu họ có lỗi thì họ sẽ chấp nhận sự tổn thương đó và cố gắng hàn gắn lại vết nứt trong mối quan hệ ấy. Còn nếu họ nhận thấy là họ không có lỗi, hoặc là vấn đề mà họ đã tạo ra không quá nghiêm trọng, không đáng để bị đối xử một cách thiếu nhã nhặn đến vậy, thì sự tổn thương ấy sẽ lớn dần cùng với thời gian họ bị làm ngơ.
Nếu người kia dừng lại kịp thời thì may ra còn có thể hàn gắn được. Còn nếu không thì đến một lúc nào đó, vết thương ấy sẽ không thể nào chữa lành được nữa. Đồng thời, khi bị làm ngơ thì đấy cũng là lúc để cho người bị làm ngơ đánh giá lại mối quan hệ giữa họ với người kia. Nhiều câu hỏi sẽ nảy sinh trong đầu họ: Tại sao người kia lại lạnh lùng với mình đến thế? Điều mà mình đã gây ra có đáng bị đối xử như thế không? Không có biện biện pháp nào khác cho vấn đề bất hòa này hay sao mà phải dùng biện pháp làm ngơ? Quan hệ tốt đẹp của mình với người kia bấy lâu nay chẳng lẽ chỉ vì một lần lầm lỗi, sơ ý của mình là người kia có thể xóa hết tất cả, quên đi tất cả hay sao?
Thế đấy, có rất nhiều điều khiến cho người bị đối xử lạnh lùng phải suy nghĩ, và họ cũng không vui vẻ, hạnh phúc gì khi bị đối xử lạnh lùng, bị làm ngơ. Và chắc chắn là chính người làm ngơ cũng đâu có hạnh phúc gì. Như vậy, làm ngơ không phải là biện pháp tốt để giải quyết vấn đề bất hòa trong các mối quan hệ xã hội. Mấu chốt quan trọng nhất để giải quyết mọi vấn đề là phải hiểu rõ vấn đề đó. Muốn hiểu nhau thì phải lắng nghe nhau, cởi mở giải bày với nhau chứ không phải là làm ngơ, không tiếp chuyện. Nhiều khi vì chưa hiểu hết vấn đề mà mình trách nhầm người khác.
Ví dụ như bạn của mình vừa mới có chuyện buồn ở trong lòng và mình đến gặp bạn, thường thì người bạn ấy đối xử với mình không tệ, nhưng lúc ấy do nỗi buồn trong lòng của bạn chưa vơi, vô tình bạn ấy trút luôn nỗi buồn đó lên bản thân mình, đối xử lạnh lùng, thiếu nhã nhặn với mình.
Nếu vì sự đối xử không nhã nhặn đó của bạn mà sau đó mình trở mặt làm ngơ thì vô tình mình trút thêm gánh nặng ưu sầu lên vai của bạn, làm cho bạn đã khổ lại càng khổ hơn. Còn nếu như sau đó mình chủ động hỏi bạn, tại sao lại có thái độ như vậy? Và lắng nghe bạn giải bày tâm sự thì mình sẽ hiểu được bạn, thông cảm với bạn nhiều hơn và giúp bạn nhang chóng gạt bỏ được nỗi niềm buồn khổ kia. Như thế thì chẳng những không làm cho quan hệ bị rạn nứt, đổ vỡ, mà còn làm cho nó càng thêm bền chặt, thắm thiết.
Để giải quyết những bất hòa, rạn nứt trong các mối quan hệ xã hội thì không có một phương thức cố định, tùy theo đối tượng, tình huống và thời điểm mà chọn những giải pháp thích hợp. Cốt tủy của vấn đề là ở tấm lòng và khả năng nhận thức của mỗi người. Khả năng nhận thức ở đây không phải là độ học vấn cao, trình độ chuyên môn giỏi, mà là ở sự cởi mở, biết lắng nghe, biết chắt lọc thông tin và độ nhạy bén, tinh tế trong giao tiếp của mỗi người. Còn tấm lòng ở đây là muốn nhấn mạnh đến tình cảm và tính chân thật của mối quan hệ. Khi cả hai bên đều thật sự quý mến và thương yêu nhau thì họ sẽ không nỡ làm cho nhau phải đau khổ. Nếu có lỡ người này làm cho người kia không vừa lòng, với tình cảm chân thành và sự cởi mở thì họ sẽ sớm cùng nhau tháo gỡ những khúc mắc ở trong lòng.
Hiểu biết và thương mến nhau là hai nhân tố vô cùng quan trọng trong các mối quan hệ xã hội để mọi người có thể cảm thông cho nhau, cùng nhau xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, đầy ý nghĩa và cùng nhau sống trong an vui, hạnh phúc. Phải có hiểu thì mới cảm thông, mới thương yêu được. Nếu không hiểu nhau thì rất khó cảm thông, rất khó yêu thương. Khi đã hội đủ sự hiểu biết và thương yêu nhau thì mọi người rất dễ cảm thông cho nhau, bỏ qua những lầm lỡ của nhau, giúp nhau cùng hoàn thiện.
Chỉ có sự hiểu biết và tình thương yêu lẫn nhau mới có thể nhanh chóng hàn gắn lại những rạn nứt trong các mối quan hệ xã hội. Làm ngơ ít khi đem lại kết quả như mong muốn, mà có hàn gắn lại chăng nữa thì cũng chỉ là gượng ép mà thôi. Vì thế, chúng ta nên hạn chế sử dụng biện pháp làm ngơ để giải quyết những điều không vừa ý xảy ra trong các mối quan hệ xã hội. Hãy gạt bớt đi tính tự tôn, sĩ diện của bản thân mình, hãy đến với nhau và cởi mở giải bày cho nhau hiểu những suy nghĩ, tâm tư của mình khi có vấn đề bất hòa xảy ra trong các mối quan hệ để xây dựng mối quan hệ ấy ngày càng hoàn thiện hơn, có ý nghĩa hơn.
Có được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống ngắn ngủi là một diễm phúc lớn, không dễ gì có được. Hãy cùng nhau trân trọng và giữ gìn, đừng để phải đổ vỡ vì những điều vụn vặt không đáng.
Theo Phật giáo Việt Nam

Cho người đang yêu: Tĩnh lặng như mặt hồ

Khi đối mặt với những khó khăn, trắc trở trong tình yêu, thiền bảo rằng: “Hãy tĩnh lặng như mặt hồ”.

 Rủi thay, rất nhiều người hiểu sai khái niệm “tĩnh lặng”. Nó không có nghĩa là thụ động mà ngược lại hoàn toàn. “Không làm gì cả” là một thách thức không dễ vượt qua. Diễn giải ra là khi đối mặt với thử thách của cuộc đời, kể cả trong tình yêu, bạn hãy để mọi thứ tự xoay vần. Nghe thật khó thuyết phục bạn nhỉ! Nhưng Cosmo đã bị thuyết phục hoàn toàn khi thiền đưa ra ba lý do cho lời khuyên: “Tĩnh lặng như mặt hồ”:
1. Hành động khác với phản ứng:
Bạn có nhận thấy khi ở trong những tình huống khó khăn, phần lớn những hành động của chúng ta càng khiến mọi chuyện thêm phức tạp? Đơn giản bởi vì tất cả những động thái ấy, bao gồm sự nóng giận, khóc lóc, than van, oán trách… đều không phải là hành động mà là phản ứng tự nhiên của con người khi đối mặt với thách thức. Một hành động thật sự sẽ khác: nó có mục đích, có chiến lược và nó “tấn công” trực tiếp vào vấn đề mà bạn đang phải đối diện.

Để có hành động thật sự, trước tiên, bạn cần phải “tĩnh lặng như mặt hồ”, nghĩa là không được làm những điều mà bình thường bạn vẫn làm. Ví dụ bạn thường khóc khi chàng nói chia tay, bạn nổi giận khi chàng nhắn tin tán tỉnh một cô gái khác, bạn oán trách khi chàng quyết định ưu tiên cho sự nghiệp thay vì tình yêu… thì nay bạn không được khóc, không được nóng giận, không được oán trách… bất kể điều gì đang xảy ra.

Chắc chắn bạn sẽ rất khó chịu, bạn cảm thấy không thoải mái vì bạn vốn dĩ đã quen bộc lộ cảm xúc như thế. Nhưng chỉ cần bạn làm được, nỗi buồn hoặc cơn nóng giận sẽ dần dần giảm đi và tự dưng biến mất. Khi đó, bạn sẽ sáng suốt hơn để quyết định bước đi kế tiếp của mình nên là gì.

2. Thả lỏng “gọng kềm”
Bạn có biết vì sao tình yêu dễ bị phá huỷ bởi những thử thách và rắc rối? Bởi vì chỉ khi có vấn đề này sinh, bạn mới thấy được con người thật sự của chàng, thay vì con người bạn đang tìm kiếm hay mơ ước. Bạn thất vọng, chắc chắn là như thế, nhưng thay vì giận dỗi, thất vọng, cố gắng làm thay đổi con người của chàng, bạn hãy thử “tĩnh lặng như mặt hồ”, tĩnh lặng để xem bạn đã yêu hết mình và yêu thật sự chưa. Thiền đã chỉ ra rằng cố gắng thay đổi hoặc kiểm soát mọi thứ không phải là hành động đích thực của tình yêu. Đích thực của tình yêu phải là khám phá và trân trọng con người thật sự của người mà bạn đang gọi là người yêu.

Vậy là, sau khi tĩnh lặng, bạn sẽ nhìn thấy rõ hơn tình yêu của mình và những gì bạn đang dành cho người đó. Điều này sẽ là tiền đề cho một quyết định đúng đắn hơn.

3. Hãy thôi níu kéo
Một trong những trở ngại lớn nhất của tình yêu là xu hướng bám chặt. Chúng ta ghì lấy, đeo chặt lấy người chúng ta gọi là yêu và nghĩ rằng đó mới là biểu hiện của tình yêu. Tuy nhiên, thiền khuyên chúng ta không nên níu kéo như thế.

Khi một ai đó bước vào cuộc đời bạn, hãy chào đón họ bằng cả trái tim và sống trọn vẹn với những gì họ mang đến. Khi họ quyết định ra đi, hãy để họ được tự nhiên với lựa chọn đó. “Tĩnh lặng như mặt hồ” nghĩa là không oán trách, không tự ti, không xem đó là sự ruồng bỏ hay phản bội. Bạn hãy tĩnh tâm, đừng làm gì cả và để mọi thứ tự xoay vần. Cuộc đời đang làm giúp bạn một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất: lấy đi những thứ không thuộc về bạn và trao tặng lại bạn những gì tốt nhất. Và bạn chỉ cần làm hai việc: tĩnh lặng và chờ đợi. Quá đơn giản phải không?

Hãy thiền và hãy yêu

Này những bạn gái đang đọc đến những dòng cuối cùng của bài viết này, nếu bạn là “độc thân vui tính” hoặc đang trăn trở trong tình yêu, Cosmo hy vọng bãn sẽ cảm thấy dễ chịu, bình tâm và thanh thản hơn khi áp dụng những bí quyết “thiền trong tình yêu” mà Cosmo vừa chia sẻ. Còn nếu bạn đang yêu và đang ngất ngây hạnh phúc, hãy cứ học thiền để học cách tĩnh tâm suy xét trong tình yêu nhé! Biến cố trong tình yêu là không thể tránh khỏi nhưng với thiền, bạn sẽ mở ra một chân trời mới với những giải pháp không chỉ hàn gắn tình yêu mà còn xoa dịu chính tâm hồn bạn. Một tâm hồn lành mạnh mới có thể tìm thấy một tình yêu đích thực, phải không những cô bạn của Cosmo?
Cao Bảo Vy (theo Cosmopolitan)

Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam

1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình(thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự...
2) Mạc Hiển Tích ( ? - ? )Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).

3) Bùi Quốc Khái ( ? - ? )Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học).

4) Nguyễn Công Bình ( ? - ? )Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ.

5) Trương Hanh ( ? - ? )Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông . Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ.
6) Nguyễn Quan Quang ( ? - ? )Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không.

7) Lưu Miễn ( ? - ? )Còn có tên Lưu Miện, không rõ quê quán. Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Thiên Ứng - Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông. Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc.

8) Nguyễn Hiền ( 1234 - ? )Người xã Dương A, huyện Thượng Hiên` , sau đổi là Thượng Nguyên ( nay là huyện Nam Ninh, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì , niên hiệu Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông. Khi ấy ông mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên vua cho về quê 3 năm tu dưỡng . Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lân`.

9) Trần Quốc Lặc ( ? - ? )Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Làm quan đến Thượng thự Sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương.

10) Trương Xán ( ? - ? )Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( nay thuộc tỉnh Bình Trị Thiên ). Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau.

11) Trần Cố ( ? - ? )Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng ). Đỗ Kinh Trạng nguyênkhoa Bính Dần niên hiệu Thiệu Longthứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Làm quan đến Hiến sát sứ.

12) Bạch Liêu ( ? - ? )Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh ). Đỗ Trại Trạng nguyên cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Cố khoa Bính Dần. Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.

13) Lý Đạo Tái ( 1254 - 1334 )Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Than`h , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng".

14) Đào Thúc ( ? - ? )Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương.

15) Mạc Đỉnh Chi ( 1272 - 1346 )Có tên tự 9 tên chữ ) là Tiết Phu, người làng Lũng Động. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài " Ngọc tỉnh liên phú " ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. " Ngọc tỉnh liên phú ", thơ và câu đối cu/a ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách "Việt âm thi tập" và " Toàn Việt thi lục ".

16) Đào Sư Tích ( ? - ? )Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách " Bảo hoà điện dư bút ". Thời Hồ Quý Ly, bị giáng xuống Trung tư thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm Than`h hoan`g, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm Thượng đẳng thân`. Xem bài Viết chi tiết ở đây

17) Lưu Thúc Kiệm ( ? - ? )Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Lỵ Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ... Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông.

18) Nguyễn Trực ( 1417 - 1474 )Có tên chữ là Công Dĩnh, tên hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Oai , Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442), đời Lê Thái Tông. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, đi sứ nha Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên- Trạng nguyên hai nước . Hiện còn 3 tác phẩm : Bảo anh lương phương ( y học ), Hu Liêu tập (văn), và Ngu nhàm (văn).

19) Nguyễn Nghiêu Tư ( ? - ? )Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương , huyện Võ Giàng , phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư.

20) Lương Thế Vinh (1441 - ? )Có tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời LêThánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường.

21) Vũ Kiệt ( ? - ? )Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư.

22) Vũ Tuấn Thiều ( 1425 - ? )Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô ( Nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang.

23) Phạm Đôn Lễ ( 1454 - ? )Người làng Hải Triều , huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Thị lang, Thượng thự Ông là tổ sư nghề dệt chiếu cói Hới nổi tiếng của tỉnh Thái Bình.

24) Nguyễn Quang Bật ( 1463 - 1505 )Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của LêUy Mục nên bị giáng xuống Thưà Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá , và tặng lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng Nguyên ". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng.

25) Trần Sùng Dĩnh ( 1465 - ? )Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùiniên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hộ bộ Thượng thư Khi mất được phong cho làm Phúc thân` tại quê.

26) Vũ Duệ ( ? - 1520 )Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầu.

27) Vũ Tích ( ? - ? )Có sách cho là Vũ Dương, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên , Hải Dương ( nay thuộc huyệ Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng lên Công bộ Thượng thư, tước Hầụ Có chân trong nhóm Tao Đàn thị nhập bát tú của LêThánh Tông.

28) Nghiêm Hoản ( ? - ? )Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức.

29) Đỗ Lý Khiêm ( ? - ? )Người xã Dong Lãng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ ( Nay là huyện Vũ Thư , Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Hiển Tông. Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bị mất ở dọc đường.

30) Lê Ích Mộc ( ? - ? )Người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn ( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 ( 1502), đời Lê Hiển Tông . Làm quan đến Tả thị lang. Trước khi đỗ đạt , ông ở chùa Diên Phúc, nên đến khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùa.

31) Lê Nại ( 1528 - ? )Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.

32) Nguyễn Giản Thanh ( 1482 - ? )Người xã Hương Mặc ( Ông Mặc ), huyện Đông Ngàn , phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay là huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 ( 1508), Đời Lê Uy Mục . Làm quan đến Viện hàn lâm Thị thư, kiêm Đông các Đại học sĩ. Đi sứ phương Bắc rồi được thăng lên Thượng thư, Hàn lâm Thị độc Chưởng viện sự, tước Trung Phủ Bá, lúc mất được tăng tước Hầu.

33) Hoàng Nghĩa Phú ( 1479 - ? )Người xã Lương Xá( sau làm nhà ở Đan Khê ), huyện Thanh Oia , tỉnh Hà Sơn Bình ( nay là xã Đa Sĩ, Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1511), đời Lê Tương Dực . Làm quan đến Tham tri chính sự, kiêm Đô ngự sử. Lúc mất được phong làm phúc thần.

34) Nguyễn Đức Lượng ( ? - ? )Người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên niên hiệu Hồng Thuận thứ 5 (1514), đời Lê Tương Dực. Đi sứ phương Bắc, lúc mất được tặng Thượng thư.

35) Ngô Miên Thiều ( Thiệu ) ( 1498 - ? )Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quan Thiệu thứ 3 (1518), Đời Lê Chiêu Tông. Làm quan cho nhà Mạc đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, Nhập thị Kinh diên, tước Lý Khế.

36) Hoàng Văn Tán (? - ?)Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1523) thời Lê Cung Đế.

37) Trần Tất Văn ( ? - ? )Người xã Nguyệt Áng, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, Hải Dương ( nay thuộc ngoại thành Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), thời Lê Cung Đế . Thời Mạc, đi sứ phương Bắc, rồi làm đến Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá.

38) Đỗ Tông ( ? - ? ) Người xã Lại Óc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 ( 1529), đời Mạc . Làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Lúc mất được truy tặng Hình bộ Thượng thư.

39) Nguyễn Thiến ( ? - ? )Có tên hiệu là Cảo Xuyên , người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính thứ 3 (1532), đơì Mạc Thái Tông ( Đăng Doanh ). Làm quan đến Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, tước Thư Quận Công . Thọ 63 tuổi .

40) Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 - 1585 )Có tên chữ là Hạnh Phủ. hiệu là Bạch Vân tiên sinh , biệt hiệu Tuyết Giang Phu Tử . Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu đại chính thứ 6 (1535), đời Mạc Thái Tông. Làm Đông các Hiệu thư, Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Trình Tuyền Hầu.

41) Giáp Hải ( ? - ? )Sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn ( nay thuộc huyện Yên Dũng, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ9 (1538), đời Mạc Thái Tông. Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công.

42) Nguyễn Kỳ ( ? - ? )Người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu , trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Châu Giang, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu , niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất ( 1541), đơì Mạc Hiến Tông ( Phúc Hải ). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư.

43) Dương Phú Tư ( ? - ? )Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Văn Lâm, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông ( Phúc Nguyên ). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn.

44) Trần Bảo ( 1523 - ? )Người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy , trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, tước Nghĩa Sơn Bá, được tặng Quận Công.

45) Nguyễn Lượng Thái ( ? - ? )Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định , phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Than`h, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham Hầu.

46) Phạm Trấn ( ? - ? )Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hại.

47) Đặng Thì Thố ( 1526 - ? )Người làng Yên Lạc, huyện Thanh Lâm ( nay thuộc huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi , niên hiệu Quang Bảo thứ 6 (1559), đời Mạc Tuyên Tông. Được nhà Mạc rất trọng dụng.

48) Phạm Đăng Quyết ( ? - ? )Tên lúc nhỏ là Phạm Duy Quyết, người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương ( Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất , niên hiề.u Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Mậu Hợp . Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu.

49) Phạm Quang Tiến ( ? - ? )Người làng Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565), đời Mạc Mậu Hợp. Mất trên đường đi sứ Trung Quốc.

50 ) Vũ Giới ( ? - ? )Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài , trấn Kinh Bắc ( Thuận Thành, Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577). Làm quan đến lại bộ Thượng thư.

51) Nguyễn Xuân Chính ( 1587 - ? )Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. Được tặng Thượng thư, tước Hầu.

52) Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thân`.

53) Đặng Công Chất ( 1621 - 1683 )Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh , bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá.

54) Lưu Danh Công ( 1643 - ? )Người làng Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam ( Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ.

55) Nguyễn Đăng Đạo ( 1650 - 1718 )Sau đổi tên là Liên, người làng Hoài Bão, huyện Tiên Sơn, trấn Kinh Bắc nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), đời Lê Hy Tông. Làm quan đến Hữu thị lang bộ Lại, Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Đi sứ Trung Quốc, lúc mất được tặng Thượng thư bộ Lại, Thọ Quận Công.

56) Trịnh Huệ ( 1701 - ? )Có tên hiệu là Cúc Lam, người xã Sóc Sơn, huyện Quảng Hóa, Thanh Hoá ( nay thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Làm quan Tham tụng rồi được thăng lên Thượng thư bộ Hình, Quốc Tử Giám Tế Tửu ( thời Trịnh Doanh).

Trịnh Huệ là Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam.

Lương Trọng Nghĩa/vietnamgiapha.com