Friday, April 30, 2010

Chết nghẹt vì con chữ

Trong giấc mơ, hình ảnh đức Phật đưa cành hoa sen lên và Ngài ca diếp mỉm cười bổng hiện ra trước mắt con.

Hình ảnh độc nhất vô nhị này đã làm cho không biết bao nhiêu người từ thiền sư, học giả cho đến những ai quan tâm về thiền tốn không biết bao nhiêu thời gian và giấy mực để suy ngẫm và diễn giải. Tại sao đức Phật đưa cành hoa mà không nói và tại sao ta phải mất công tìm hiểu và lý giải hình ảnh ấy?!

Hình ảnh vô tiền khoáng hậu ấy là tiền đề để có khái niệm về ‘giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật’ sau này trong nhà thiền. Khái niệm này một lần nữa thể hiện sự độc đáo của thiền Phật giáo nhưng cũng làm khốn khổ không biết bao nhiêu người đi tìm nghĩa lý của con chữ.

Một sự ngạc nhiên đến không ngờ khác đến với những người tôn thờ con chữ là lời tuyên bố cuối cùng của đức Phật trước khi niết bàn: ‘suốt 49 năm Như Lai không nói một lời’. Câu nói kinh ngạc ấy lại là một thông điệp khác về ‘sự vô ngôn’ trong giáo pháp của Phật.

Trong các bộ kinh đại thừa, không thiếu những câu nói tương tự như thế được đề cập như là sự khẳng định giáo lý ‘vô ngôn, tùy duyên bất biến’ của Phật giáo.

Tưởng chừng như Phật đùa với đệ tử để thử lòng tinh thông của chúng. Ai dè, đó lại là chân lý chỉ có thể phát ra từ bậc giác ngộ hiểu thấu mọi vấn đề.

Sự thật đã chứng minh khi các con của Ngài bắt đâu phân chia phe phái mà nguyên nhân là không nghe lời Ngài đi chấp mắc chữ nghĩa.

Vì không nghe lời Ngài, các con của Ngài phân chia nhiều tông phái khác nhau rồi chống đối nhau, không nhìn nhau, nhưng cũng may là chưa giết hại nhau.

Cốt lõi điều Ngài dạy là sự thực chứng chứ không phải danh ngôn, khái niệm thông qua con chữ. Các con của Ngài dù dưới danh xưng nào nếu chứng ngộ chân lý thì đều là con Ngài cả, ngược lại các con của Ngài dù có dùng danh xưng mỹ miều cỡ nào mà không chứng ngộ chân lý thì cũng không phải là con của Ngài. Có phải không thưa Như Lai?!

Sự chứng ngộ cũng thật đơn giản và thực tế qua những gì mà con người có thể thấy được, học được, và hưởng được chứ không phải thông qua nghe nói, hay đọc được từ những mỹ từ được trau chuốt, đánh bóng mà không có nội dung gì cả. Sự chứng ngộ ấy thật mộc mạc nhưng ai cũng thích, cũng kính mến. Nó không cần tuyền truyền, phát động phong trào gì cả nhưng cũng có khối người xếp hàng xin theo. Sự mầu nhiệm của nó là như vậy.

Lời Ngài dạy không chỉ đúng trong lĩnh vực tâm linh mà nó đúng cả những lĩnh vực khác nữa. Ngài biết không, ngày nay người ta dùng rất nhiều khái niệm rất kiêu để đánh bóng thể chế, tổ chức như là triết học, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, thâm chí chủ nghĩa cộng sản. Nghe qua cái tên thật kiêu với những mỹ từ được đánh bóng và tuyên truyền, ai cũng như đang sống trên mây.

Nhưng trên mây thì làm sao sống được thưa Như Lai. Vậy là con người phải trở về với cuộc sống thực tế, về với những thực tại đang xảy ra như chính nó là. Con người trở nên thất vọng, buồn tủi nhưng cũng không thể nói được bởi những mỹ từ đánh bóng kia nó mạnh quá, nó lấn át hết rồi. Cho nên, rất nhiều người không thể kham nổi dưới ánh hào quang sáng chói đành phải tìm tới những nơi bị cho là xấu xa để thử một phen. Mà lạ thật, ở những nơi bị cho là xấu xa sao con người ta cứ thích tới và cứ muốn ở luôn cũng không biết nữa!

Điều này Như Lai hiểu ro hơn ai hết, và chính vì thế Như Lai chỉ mỉm cười mà không nói gì. Thực tại là như thế các con ạ. Thực tại không cần ngôn ngữ!

Wednesday, April 28, 2010

Chùa Thập Tháp - Bình Định

Chùa Thập Tháp tọa lạc trên khu đồi mang tên Long Bích, về phía Bắc nằm yểm hậu sát cạnh thành Đồ Bàn. Cách Quy Nhơn khoảng 27 km về hướng Tây bắc, thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn.

h5

h3 h4

Trước cổng chùa là một hồ sen lớn, thanh tịnh giữa một miền quê yên bình. Còn La chẳng tịnh được, bởi tâm La còn tán loạn phân biệt: nhà chùa có nên làm hàng rào thép bao bọc cái khuôn viên chùa ở phía trước hông!

h7

Ngôi chùa này được mang tên đầy đủ là “Thập Tháp Di Đà Tự”, nguyên trước đây trên khu đồi này có mười ngôi tháp Chăm. Sau thời gian lâu bị điêu tàn sụp đổ. Nhân mười ngôi tháp nên gọi là Thập Tháp, còn Di Đà (MiTa) cũng có nghĩa là lý tánh bản giác chúng sanh.

h8 h9

Tổ đình Thập Tháp do Tổ Nguyên Thiều khai sơn vào năm thứ ba đời vua Lê Huyền Tôn (1665). Tổ sư hiệu Thọ Tôn, húy Nguyên Thiều, người họ Tạ, quê ở Quảng Đông. Sau khi khai sơn Tổ đình Thập Tháp. Ngài đi khắp nơi để truyền đạo và khai sơn các chùa như: Quốc Ân, Phổ Thành, Giác Duyên và dựng tháp Phổ Đồng v.v… Tâm huyết và nghị lực mang Phật pháp truyền bá của người xưa thật cảm phục. Ngày nay, đi đâu ta lên xe “bon bon” là đến, chỉ cần google vài phút là cả ngàn kinh sách hiện ra!

h10 h11

Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ khẩu gồm bốn dãy, ba gian, hai chái, lợp ngói âm dương, xây bằng gạch và bằng đá ong. Đặc biệt là kèo, trính, quyết đều bằng sao và muồng. Cột lớn trên ôm toàn bằng danh mộc.

h12 h13

Tổ đình này được truyền theo dòng Lâm Tế chính phái. Kể từ Tổ khai sơn đến nay Tổ đình truyền thừa được mười bốn đời, trải qua thời gian gần ba trăm mười bốn năm (tính đến năm Kỷ Mùi – 1979 theo biểu của chùa). Hiểu ngộ pháp của dòng này thế nào, La chưa biết. Đây là những thông tin La chép lại từ tấm biểu lịch sử của tổ đình.

h17 h14

h15 h16

Chùa còn có 18 vị La Hán dung dị đời thường, vào buổi trưa chùa đang đóng cửa và các thầy cũng đang nghỉ, La chỉ có thể “nhìn vào bên trong” phòng qua khe cửa, có lẽ cũng có một vài vị La Hán “nhìn ra bên ngoài”. Bởi không phải vị nào cũng ngủ trưa, như hai chú tiểu nhảy đùa ngoài sân, hay bà lão đang nhặt rau dưới bếp chuẩn bị cho bữa chiều…

Ngoài ra, chùa còn lưu giữ các tạng kinh cổ khắc gỗ và in trên giấy. Có người dành cả đời chỉ để tạc một cái tượng Phật, khắc một câu kinh. Bồ đề tâm là ấy à!

Mới đó mà đã gần hai chục năm, cái ngày thơ ấu La lần đầu tiên đến Thập Tháp để dự lễ viên tịch một nhà sư… “Mà kiếp xưa từng có lần có lẽ/ Đã cùng tôi tao ngộ… kiếp nào xưa”[1].

———

[1] Nerval

Bonus: Thập bát La hán chùa… Thập tháp

pnc037.jpg picture by wowlom

pnc036.jpg picture by wowlom

pnc033.jpg picture by wowlom

Nguồn Blog lalala (khachuan.multiply.com)

Chay mà vẫn khỏe mới hay

Không kể đến lý do tôn giáo, số người kiêng thịt đã tăng nhanh thấy rõ trên khắp năm châu trong thời gian gần đây

Bằng chứng là chỉ nói riêng ở châu Âu, tỉ lệ người ăn chay đã vượt mức 10% trong thập niên vừa qua. Ở nhiều nước phương Tây, ăn chay thậm chí là mốt đắt tiền của người sành điệu. Nhưng cũng cần nói rõ, ăn chay đề cập trong bài này là chế độ dinh dưỡng tuy kiêng thịt nhưng vẫn dùng trứng, sữa.


Những người đã quyết định bỏ thịt để ăn chay là có lý do chính đáng. Bởi phần thì thịt bò, heo, gà, vịt..., thịt nào cũng chứa đầy nguy cơ không an toàn (nếu không nhiễm khuẩn thì cũng tẩm nội tiết tố), phần vì chất mỡ trong thực phẩm gốc động vật là nguyên nhân của nhiều bệnh chứng nghiêm trọng xuất phát từ tình trạng xơ vữa mạch máu.

Tuy vậy, nhiều người vẫn từ chối ăn chay, cho dù chỉ định kỳ vài ngày trong tháng, mặc dù hiểu rõ hình thức này là một trong các phương pháp hiệu quả để giải độc cho cơ thể; bớt gánh nặng cho gan, thận. Lý do thường nghe là vì không ăn thịt sợ thiếu chất đạm.

Đúng là cơ thể phải có đủ chất đạm nhưng không nhất thiết phải là chất đạm từ thực phẩm gốc động vật.


Nói có sách, mách có chứng. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên vừa qua cho thấy:


- Cơ thể không thể thiếu đạm nếu trong bữa ăn hoặc có trứng, sữa, hay các sản phẩm khác từ sữa.


- Giảm thịt mỡ trong khẩu phần là biện pháp cơ bản và hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng tăng chất mỡ trong máu.


- Người kiêng thịt vẫn không thiếu dưỡng chất nếu tăng lượng rau quả, mễ cốc và dầu thực vật trong khẩu phần.


- Thay thế chất đạm động vật bằng đạm thực vật trong đậu nành, rong biển, hạt bí rợ, hoa hướng dương... không hề gây rối loạn biến dưỡng. Trái lại, có lợi là khác với đối tượng bị tăng axít uric, thừa axít lactic...


- Để đừng thiếu sinh tố B12 và sinh tố D do khẩu phần không có thịt cá, người ăn chay chỉ cần chú trọng các món cải chua và nấm.


Ăn chay rõ ràng có ích cho sức khỏe. Bằng chứng là cả 3 cơ sở nghiên cứu ở Đức (gồm ĐH Giessen, Viện Nghiên cứu ung thư Heildelberg, Bệnh viện Charite ở Berlin), sau khi đúc kết nhiều công trình nghiên cứu đã cùng nhau khẳng định là người ăn chay ít có vấn đề với huyết áp, với chất mỡ trong máu, với tình trạng béo phì và thậm chí ít bị bội nhiễm.

Người ăn chay nhờ đó ít bị ung thư và có tuổi thọ cao hơn. Điểm lý thú hơn nữa là phần lớn trong số người quyết định bỏ thịt ăn rau thường đồng thời cũng nói không với thuốc lá và rượu bia. Họ vì thế khỏe mạnh hơn những người “không thịt chết liền”.


Tuy vậy, tất cả đối tượng có nhu cầu phục hồi hay tăng trưởng cấp bách như thai phụ, người đang cho con bú, trẻ con, người lao động nặng, người vừa qua cơn bệnh mãn tính... thì không nên chay trường hoặc nếu ăn chay thì cần được điều trị hỗ trợ qua thầy thuốc chuyên khoa.


Cơ thể con người phải có đầy đủ chất đạm, bên cạnh chất đường và chất béo. Nhưng điều đó không có nghĩa là bắt buộc phải luôn luôn có thịt trên bàn ăn, cũng không nhất thiết phải chay trường nhưng thỉnh thoảng ăn chay vài ngày chính là biện pháp để “già néo” mà vẫn không “đứt dây”. Linh động bao giờ cũng khéo gấp trăm lần thụ động.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM )
(Lao Động)

Ăn chay đúng cách

Việc ăn chay bằng rau, quả, củ hạt cũng đầy đủ hàm lượng chất đạm không kém thịt heo, thịt bò, cá, trứng, bơ, sữa.

Đặc biệt, ăn chay còn giúp nam giới chống gan nhiễm mỡ, béo phì và cholesterol trong máu. Những món ăn chay giàu chất đạm nếu được chế biến tốt và đạt tiêu chuẩn sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng mỗi ngày cho một người gồm:

Đậu đen, đỏ, xanh, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phộng 20-30gr. Có tỷ lệ thải bỏ chất bã 2-5%.

Hạt điều, đậu cô ve, cà chua, khoai lang, cải bó xôi, bông cải xanh, bắp cải nồi, củ dền, cà tím, giá đậu xanh 15-20gr. Tỷ lệ thải bỏ dưới 0,5%.

Tàu hũ ky (chế biến từ đậu nành), tàu hũ non, nấm đông cô, nấm rơm 50gr.

Chao, nước tương chế biến từ thực vật, đậu nành 5-10gr.

Cần hiểu rằng, nguồn đạm thực vật có khuyết điểm là thiếu axit amin - nguyên tố bồi bổ, tăng lực cho cơ thể. Chẳng hạn, hạt bắp vàng, trắng thiếu axit amin lysine và triptophan, nếu ăn nhiều dễ mắc bệnh fellagra và loãng xương vì thiếu sinh tố PP. Uống nhiều sữa đậu nành hoặc ăn quá 200g tàu hũ chiên/ngày sẽ dẫn đến thiếu axit amin methionin gây phì bụng dưới, mỡ đóng ở bụng gây chán ăn, khó tiêu và chứng choáng đầu khi đứng lên ngồi xuống.

Ăn chay trường giúp kìm hãm hệ sinh học tình dục nhưng do thiếu B12 thường xuyên (vì sinh tố này chỉ có nhiều ở thịt động vật như thịt bò, gà ta, heo nạc, thịt chó) nên da thịt dễ bị xỉn màu, nhão, khi bị thương rất lâu lành, xương yếu. Do vậy để bổ sung B12 trong máu và bảo vệ xương, cần ăn trứng (quấy đều tròng đỏ và trắng) uống sữa có B12 hoặc ăn hỗn hợp sữa ong chúa với mật ong để cơ thể được bão hòa. Đặc biệt người cao huyết áp, loét tá tràng nên uống mật ong với nghệ để giữ cân bằng cho sức khỏe.

Lương y Dương Tấn Hưng

Nguồn: hoalinhthoai.com

Monday, April 26, 2010

Những câu hỏi còn bỏ ngõ

Gần đây rất nhiều bài bảo phản ánh về những ngôi chùa Việt như ‘Khi những ngôi chùa Việt… lai căng’ hay ‘Những miếng vá trong khuôn viên chùa Việt’ và những ý kiến bình luận khác. Hãy gát qua những ý xiên tạc nếu có, ta thử nhìn lại những gì họ viết và phản ánh để tìm ra những thành tựu và tồn tại mà nền văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo Việt Nam đã và đang trải qua.

Ở đây tôi sẽ không dám lạm bàn về nghệ thuật kiến trúc Phật giáo mà chỉ suy tư và đặt vài câu hỏi để sẽ cùng các bạn quan tâm. Phật giáo Việt nam trải qua hơn 2000 năm nhưng hơn một nửa thời gian ấy là bị đồng hóa bởi các nền văn hóa của ngoại bang. Sự đồng hóa ấy đưa đến một kết quả tất yếu là những ngôi chùa có những nét tựa tựa như những gì mà ta nhìn thấy từ nền văn hóa.

Tuy nhiên, trải qua bao nhiêu năm chiến tranh ác liệt, trải qua hơn 35 năm độc lập, thời gian ấy cũng đủ để những người con Phật có tư duy nhìn lại những gì đang xảy ra cho Phật giáo của mình. Tôi tự nghĩ, một đất nước được xem là đa số theo đạo phật, đa số là gắn bó với nền văn hóa mang tính phật giáo. Thế thì, cho đến nay cho dù có hệ thống quản lý hành chánh Phật giáo đồ sộ mà lại chưa có một ban tư vấn kiến thiết về văn hóa kiến trúc Phật giáo hoạt động theo đúng nghĩa của nó?

Tại sao cứ để mạnh chùa nào nấy xây mà không có một quy hoạch về mục đích sử dụng cụ thể nào (tức là cho phép xây chùa lớn hay nhỏ theo số lượng tín đồ ở nơi đó); không có một kiểu mẫu nào để từ đó quy định những tiêu chuẩn bắt buộc phải theo; không có một sự phân bổ thích hợp mỗi năm trùng tu bao nhiêu chùa và chùa nào đủ điều kiện ở mỗi tỉnh thành; không có sự đoàn kết chia sẽ tài chánh hay hỗ trợ từ Giáo hội.

Thế nào gần đây lại có chỉ thị rằng sau khi trụ trì viên tịch, chùa giao lại cho Giáo hội để giáo hội cử người mà không màn đến đệ tử cùa vị trụ trị ấy. Tại sao chúng ta không tự hỏi là mình đã giúp bao nhiêu phần trăm kinh phí khi xây dựng các ngôi chùa, minh chia sẻ những gì để hỗ trợ vị trụ trì trả nợ khi xây chùa bị thiếu. Một cách làm có vẻ quan liêu và không thể hiểu nổi trong thời đại ngày nay.

Viết vài dòng thôi, khi nào rãnh viết tiếp, hihihi

Sunday, April 25, 2010

Chùa Minh Thành - Gia Lai

NÉT ĐẶC THÙ Ở MỘT NGÔI CHÙA PHỐ NÚI
Bích Thủy

Có dịp được theo một nhóm bạn đi Pleiku, thành phố của núi, nghe mọi người kháo nhau đến Pleiku mà không vãn cảnh chùa có nhiều cái nhất Việt Nam và thứ nhì của khu vực Đông Nam Á là kể như chưa biết đến Pleiku. Bị khích như thế, tôi đồng ý đi theo, dù biết rằng những kiến thức về tôn giáo này đối với mình là mù tịt.

Từ trung tâm TP Pleiku, đi khoảng 2 cây số theo hướng Tây Nam, trên đường Nguyễn Viết Xuân, mái chùa Minh Thành đã hiện ra. Từ cổng chùa, nhìn bao quát chùa này cũng như bao ngôi chùa khác, có mái cong, "rồng bay phượng múa". Còn đang "lớ ngớ" chưa biết cách nào để xin được vào được tham quan chùa thì thời may tình cờ gặp được một vị thầy mà sau này tôi mới biết là ĐĐ.Thích Tâm Mãn, người chịu trách nhiệm chính trong việc tái thiết chùa Minh Thành. Tôi thành thật trình bày: "Con là người theo đạo Thiên Chúa, đi lên Pleiku chơi, có người nói ở đây có một công trình tôn giáo và đáng để biết nên con đánh liều tới".

Thầy cho biết: "Chùa bắt đầu khởi công tái thiết từ năm 1997, với bề ngang là 22m, dài 40m lọt lòng chưa kể các tam cấp và hè hiên...". Đi một vòng ra phía sau, tại mé trái của chùa, một công trình khác đang được thi công và sắp hoàn thành đó là tháp Cửu trùng. Khi tôi tới vãn cảnh, tháp đang được làm tới tầng thứ 7. Kế đến là 4 bức tượng Thiên thủ Thiên nhãn, mà theo cách gọi dân dã đó là Phật nghìn mắt nghìn tay, đứng ở bốn góc chánh điện, cao khoảng 8m và ngang 3,5m. Đồng thời bên hông phải của chánh điện, một xưởng mộc cũng đang tấp nập làm việc để hoàn thành 500 vị La hán nữa. Trước khi bước chân vào cửa chính của chánh điện, hai bên thờ hai vị Kim Cang cao độ 5m, đủ để làm khiếp vía những kẻ không thiện tâm. Bên trong chánh điện, phía sau cửa chính, bên phải tôn trí một quả chuông, nặng 700kg, được đúc tại Huế. Thẳng theo hướng Tây của chánh điện thì có điện Đại Bi thờ Quan Thế Âm Bồ tát Thiên thủ Thiên nhãn theo phong cách Việt Nam được đúc bằng đồng, cao 6,5m. Hai pho tượng Hộ pháp đều được làm từ gỗ quý. Ngoài ra còn có các tượng Văn Thù, Phổ Hiền, Đức Tỳ Lô Giá Na, bộ Bát đại Kim Cang, Thập bát La hán v.v... Theo vị thầy cho biết chiều cao của chánh điện là 16m, mái plafont được làm bằng gỗ pơ-mu và sập gụ (nơi để các Thượng tọa, Đại đức ngồi) được làm bằng gỗ quý của dân tộc. Ngoài ra, trong chánh điện còn có 3 ngàn vị Phật, sau lưng Đức Phật (Thiên thủ Thiên nhãn) là 88 vị Phật khác. Bộ lư và đèn được làm bằng chất liệu gốm, phục chế theo phong cách đời Lê mạt. Tượng Phật bằng đồng nặng 10 tấn, nhỏ hơn pho tượng tại một ngôi chùa ở gần Hà Nội (30 tấn) nhưng lại có chiều cao cao hơn. Và tới đây thì những cái nhất của Việt Nam mới được giới thiệu như: Bàn thờ Phật tại chánh điện lớn nhất Việt Nam, với chiều dài 6m và cao 1,2m. Bộ chuông mõ lớn nhất Việt Nam. Bộ cửa lớn nhất Việt Nam, cao 6m, dày 2 tấc với 6 cánh, khung cửa dày 4 tấc. Kế đến là cặp bảo cái, cặp tràng phan, bệ hoa sen được đưa từ Nhật về. Các tượng Phật và Bồ tát thì được đưa từ Đài Loan về. Ra sau lưng chánh điện, tại đây, từ lan can theo hướng chánh Tây, có ao Liên Trì, pho tượng Di Đà bằng đá cao 7m, nặng 40 tấn. Trước mặt tượng có lư hương cao 4m, nặng 4 tấn, cũng là lớn nhất Việt Nam. Gần đó, còn có tháp Hòa thượng khai sơn vừa được hoàn thành vào tháng 7-2004. Và cũng đứng từ vị trí này, phóng tầm mắt ra xa một chút, có thể nhìn thấy toàn bộ cảnh trí của tỉnh Gia Lai...

Vâng, một ngôi chùa mà có quá nhiều những điểm nhất đối với Việt Nam này, thì đối với các Tăng Ni, Phật tử cũng đáng để tự hào lắm chứ?! Và nếu có dịp đi du lịch lên vùng phố núi này, thì với các bạn không cùng tôn giáo, có thể đến để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo nhất của Việt Nam. Còn những bạn là Phật tử, thì nơi đây cũng là một điểm đến để vừa hành hương, vừa tham quan trong chuyến du lịch của mình.

CHÙA MINH THÀNH
TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
Thích Minh Thông

Pleiku quanh năm lãng đãng sương mù, những buổi chiều chỉ có mùa đông và có lẽ nhờ thế mà Pleiku đẹp đến say lòng người. Một quần thể kiến trúc mang tính tâm linh góp phần làm nên nét đẹp của thành phố cao nguyên. Đó là chùa Minh Thành, một ngôi chùa không cổ nhưng là nơi có thể níu bước chân của những người yêu cái đẹp.

Chùa tọa lạc ở số 14A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa cách trung tâm thành phố 2km về hướng tây nam. Điện thoại: 059.872690. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.

Chùa Minh Thành do Đại Đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Đai Đức xuất gia và tu học từ 6 tuổi và ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 1987 Thầy vào chùa Niết Bàn núi Thị Vải, năm 1989 Thầy lên Sài Gòn và ở chùa Long Bửu, Khánh Hội quận 04 trong khoảng thời gian thầy ở chùa Long Bửu 11 năm và du học Đài Loan được 7 năm, Đại Đức Thích Tâm Mãn đã tốt nghiệp thủ khoa cao học mỹ thuật học Phật giáo, kiến trúc chùa tháp Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, là người tu sĩ đầu tiên ở Việt nam tốt nghiệp khoa này. Đại Đức đang là giảng viên của Phật học viện Phật giáo.

Ngôi Chánh Điện có hai tầng,
Đại Hùng Bửu Điện, Đại Bi Điện.

Chánh điện chùa bố trí theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la (maṇḍala). Đó là một vòng tròn, được tượng trưng như một đóa hoa sen nở trọn, và vòng tròn này là căn bản vũ trụ luận của Mật giáo. Thông thường, có hai bộ mạn-đà-la. Kim cang giới mạn-đà-la (vajradhātu-maṇḍala) biểu tượng cho trí tuệ sở chứng của Phật. Thai tạng giới mạn-đà-la (garbhadhātu-maṇḍala) biểu tượng cho phương tiện độ sinh của Ngài. Mỗi mạn-đà-la đều dựa trên một số chủ điểm tư tưởng của Đại thừa giáo.

Những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tượng ở nơi đây, dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông được gói trọn vào đây.

Trước cửa chánh điện có tạc hai tượng Kim Cang Lực Sĩ cao 6m, trông rất sống động với cái nhìn dữ dội, xoáy vào tâm can kẻ tà tâm nhưng vẫn là hiện thân của cái thiện.

Cửa chánh điện chiều cao 6m, khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc, tất cả cửa được chạm khắc 6 vị đại Bồ Tát. Chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ-mu, và sập gụ. Bộ lư và đèn được làm bằng chất liệu gốm, phục chế theo phong cách đời Lê mạt. Bàn thờ Phật tại chánh điện lớn nhất , với chiều dài 6m và cao 1,2m. Bộ chuông mõ lớn nhất. Kế đến là cặp bảo cái, cặp tràng phan, bệ hoa sen được đưa từ Nhật về. Các tượng Phật và Bồ tát thì được đưa từ Đài Loan về.

Chánh giữa điện tôn trí tượng Tỳ Lô Giá Na Phật, cao 6m, nặng 16 tấn, mỗi cách sen có chạm khắc nổi những vị Phật, và vách phía sau là bát thập bát Phật (88 vị Phật). Ngũ phương Phật (5 vị Phật) Đông, Tây, Nam, Bắc, bát bộ kim cang (8 vị Hộ Pháp), tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ngoài ra còn có các tượng Văn Thù, Phổ Hiền,

Hai bên tả hữu, tôn trí tượng Thập nhị Duyên Giác (12 vị đại bồ tát), mỗi tượng cao ba mét làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, Hai bên vách chánh điện có 30 ngàn vị Phật

Tất cả các bức tượng này được chạm nổi vào tường rất công phu. Thẳng theo hướng tây tầng dưới của chánh điện là; Đại Bi đường thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, mà theo cách gọi dân dã đó là Phật nghìn mắt nghìn tay, theo phong cách Việt Nam, cao 7,5m, thờ hai bên tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là 2 tượng Hộ Pháp cao 3m, ba pho tượng được chạm khắc bằng gỗ.

Bên trái chánh điện là tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu. Bên trái chánh điện là tháp chuông, tôn trí đại hồng chung nặng 4 tấn. Trước sân chùa Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá, cao 7,5m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với hoa nở ánh hồng cả mặt nước. Trước ao Liên Trì là lư hương bằng đồng lớn nhất, cao 4m, nặng 4 tấn.

Một công trình khác đang được thi công và sắp hoàn thành đó là ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi 9 tầng cao 72m, được tôn trí bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế sống động từng chi tiếc bằng gỗ mít. Tầng 1 và các tầng khác sẽ là nơi thờ thất Phật và Xá lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bên phải chánh điện là khu tăng phường (gồm trai đường, giảng đường, thiền đường và tàng kinh cát) có diện tích hàng ngàn mét vuông, và những công trình khác như; phương trượng đường; khách đường. Những công trình đang sắp hoàn thành, xây cổng tam quan; nhà Tổ; nhà tăng; Điện thờ 500 vị La hán được làm bằng gỗ mít. Giới đường, đang chuẩn bị thi công, điện thờ tứ Thiên Vương.

Bằng tất cả tâm, trí, lực. Đại đức Thích Tâm Mãn đã nói, không biết trong tương lai, bằng sự đóng góp công đức của các phật tử trong và ngoài nước thì chùa Minh Thành sẽ có nhiều công trình lớn lao, hoành tráng hơn. Bởi đó là tâm niệm, là niềm tin của phật tử ở Việt Nam, mà còn là nơi hướng định của các phật tử trên khắp thế giới.


Hành lang Chánh Điện



Chánh Điện




Bát Bộ Kim Cang


Ngũ Phương Phật


Thập nhị Duyên Giác


Đại Bi Đường


Ngũ Bách La Hán (500 vị La Hán)



Hồ Liên Trì

Tượng Đức Phật Di Đà cao 7 mét


Tăng đường; Tàng kinh các; Trai đường; Khác đường


Lễ phóng Liên đăng rằm Vu Lan

Ngôi Bảo Tháp Xá Lợi 9 tầng, cao 72m

Bốn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được thờ trong Bảo Tháp, cao 8m

Trai đường

Tượng Tỳ Lô Xá Na Phật cao 8m


Đại Đức Thích Tâm Mãn chính là người thiết kế những kiểu mẫu
là người đứng ra thi công

Phòng trưng bày những tác phẩm tốt nghiệp của Đại Đức Thích Tâm Mãn hoạ


Phương trượng đường

Nguồn: thuvienhoasen.org