Wednesday, April 28, 2010

Chùa Thập Tháp - Bình Định

Chùa Thập Tháp tọa lạc trên khu đồi mang tên Long Bích, về phía Bắc nằm yểm hậu sát cạnh thành Đồ Bàn. Cách Quy Nhơn khoảng 27 km về hướng Tây bắc, thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn.

h5

h3 h4

Trước cổng chùa là một hồ sen lớn, thanh tịnh giữa một miền quê yên bình. Còn La chẳng tịnh được, bởi tâm La còn tán loạn phân biệt: nhà chùa có nên làm hàng rào thép bao bọc cái khuôn viên chùa ở phía trước hông!

h7

Ngôi chùa này được mang tên đầy đủ là “Thập Tháp Di Đà Tự”, nguyên trước đây trên khu đồi này có mười ngôi tháp Chăm. Sau thời gian lâu bị điêu tàn sụp đổ. Nhân mười ngôi tháp nên gọi là Thập Tháp, còn Di Đà (MiTa) cũng có nghĩa là lý tánh bản giác chúng sanh.

h8 h9

Tổ đình Thập Tháp do Tổ Nguyên Thiều khai sơn vào năm thứ ba đời vua Lê Huyền Tôn (1665). Tổ sư hiệu Thọ Tôn, húy Nguyên Thiều, người họ Tạ, quê ở Quảng Đông. Sau khi khai sơn Tổ đình Thập Tháp. Ngài đi khắp nơi để truyền đạo và khai sơn các chùa như: Quốc Ân, Phổ Thành, Giác Duyên và dựng tháp Phổ Đồng v.v… Tâm huyết và nghị lực mang Phật pháp truyền bá của người xưa thật cảm phục. Ngày nay, đi đâu ta lên xe “bon bon” là đến, chỉ cần google vài phút là cả ngàn kinh sách hiện ra!

h10 h11

Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ khẩu gồm bốn dãy, ba gian, hai chái, lợp ngói âm dương, xây bằng gạch và bằng đá ong. Đặc biệt là kèo, trính, quyết đều bằng sao và muồng. Cột lớn trên ôm toàn bằng danh mộc.

h12 h13

Tổ đình này được truyền theo dòng Lâm Tế chính phái. Kể từ Tổ khai sơn đến nay Tổ đình truyền thừa được mười bốn đời, trải qua thời gian gần ba trăm mười bốn năm (tính đến năm Kỷ Mùi – 1979 theo biểu của chùa). Hiểu ngộ pháp của dòng này thế nào, La chưa biết. Đây là những thông tin La chép lại từ tấm biểu lịch sử của tổ đình.

h17 h14

h15 h16

Chùa còn có 18 vị La Hán dung dị đời thường, vào buổi trưa chùa đang đóng cửa và các thầy cũng đang nghỉ, La chỉ có thể “nhìn vào bên trong” phòng qua khe cửa, có lẽ cũng có một vài vị La Hán “nhìn ra bên ngoài”. Bởi không phải vị nào cũng ngủ trưa, như hai chú tiểu nhảy đùa ngoài sân, hay bà lão đang nhặt rau dưới bếp chuẩn bị cho bữa chiều…

Ngoài ra, chùa còn lưu giữ các tạng kinh cổ khắc gỗ và in trên giấy. Có người dành cả đời chỉ để tạc một cái tượng Phật, khắc một câu kinh. Bồ đề tâm là ấy à!

Mới đó mà đã gần hai chục năm, cái ngày thơ ấu La lần đầu tiên đến Thập Tháp để dự lễ viên tịch một nhà sư… “Mà kiếp xưa từng có lần có lẽ/ Đã cùng tôi tao ngộ… kiếp nào xưa”[1].

———

[1] Nerval

Bonus: Thập bát La hán chùa… Thập tháp

pnc037.jpg picture by wowlom

pnc036.jpg picture by wowlom

pnc033.jpg picture by wowlom

Nguồn Blog lalala (khachuan.multiply.com)

No comments:

Post a Comment