Monday, April 26, 2010

Những câu hỏi còn bỏ ngõ

Gần đây rất nhiều bài bảo phản ánh về những ngôi chùa Việt như ‘Khi những ngôi chùa Việt… lai căng’ hay ‘Những miếng vá trong khuôn viên chùa Việt’ và những ý kiến bình luận khác. Hãy gát qua những ý xiên tạc nếu có, ta thử nhìn lại những gì họ viết và phản ánh để tìm ra những thành tựu và tồn tại mà nền văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo Việt Nam đã và đang trải qua.

Ở đây tôi sẽ không dám lạm bàn về nghệ thuật kiến trúc Phật giáo mà chỉ suy tư và đặt vài câu hỏi để sẽ cùng các bạn quan tâm. Phật giáo Việt nam trải qua hơn 2000 năm nhưng hơn một nửa thời gian ấy là bị đồng hóa bởi các nền văn hóa của ngoại bang. Sự đồng hóa ấy đưa đến một kết quả tất yếu là những ngôi chùa có những nét tựa tựa như những gì mà ta nhìn thấy từ nền văn hóa.

Tuy nhiên, trải qua bao nhiêu năm chiến tranh ác liệt, trải qua hơn 35 năm độc lập, thời gian ấy cũng đủ để những người con Phật có tư duy nhìn lại những gì đang xảy ra cho Phật giáo của mình. Tôi tự nghĩ, một đất nước được xem là đa số theo đạo phật, đa số là gắn bó với nền văn hóa mang tính phật giáo. Thế thì, cho đến nay cho dù có hệ thống quản lý hành chánh Phật giáo đồ sộ mà lại chưa có một ban tư vấn kiến thiết về văn hóa kiến trúc Phật giáo hoạt động theo đúng nghĩa của nó?

Tại sao cứ để mạnh chùa nào nấy xây mà không có một quy hoạch về mục đích sử dụng cụ thể nào (tức là cho phép xây chùa lớn hay nhỏ theo số lượng tín đồ ở nơi đó); không có một kiểu mẫu nào để từ đó quy định những tiêu chuẩn bắt buộc phải theo; không có một sự phân bổ thích hợp mỗi năm trùng tu bao nhiêu chùa và chùa nào đủ điều kiện ở mỗi tỉnh thành; không có sự đoàn kết chia sẽ tài chánh hay hỗ trợ từ Giáo hội.

Thế nào gần đây lại có chỉ thị rằng sau khi trụ trì viên tịch, chùa giao lại cho Giáo hội để giáo hội cử người mà không màn đến đệ tử cùa vị trụ trị ấy. Tại sao chúng ta không tự hỏi là mình đã giúp bao nhiêu phần trăm kinh phí khi xây dựng các ngôi chùa, minh chia sẻ những gì để hỗ trợ vị trụ trì trả nợ khi xây chùa bị thiếu. Một cách làm có vẻ quan liêu và không thể hiểu nổi trong thời đại ngày nay.

Viết vài dòng thôi, khi nào rãnh viết tiếp, hihihi

No comments:

Post a Comment